Trang chủ Web Development [Git] Branch – Kỹ thuật phân nhánh

[Git] Branch – Kỹ thuật phân nhánh

Bởi Thạch Phạm
Ngày đăng: Cập nhật cuối: 1 bình luận 18,6K lượt xem
Bài này thuộc phần 9 của 11 phần trong serie Git cơ bản

Trong khi làm việc với Git, bạn đã quá quen thuộc với việc chỉnh sửa mã nguồn, sau đó là commit mỗi khi chỉnh sửa xong và push lên remote repository nếu cần thiết. Nhưng bây giờ mình có một ví dụ đặt ra là mình muốn tạo một phiên bản thử nghiệm với mã nguồn đang làm việc trong working tree hiện tại mà không gây ảnh hưởng đến các code hiện tại. Vậy thì làm cách nào? Không lẽ clone một repository từ chính cái working tree hiện tại rồi sửa đổi hay sao? Như thế rất là mất công, mà lại không tối ưu và không thể đồng bộ hóa hoặc rất khó khăn để đồng bộ hóa.

Mà trong Git, chúng ta sẽ sử dụng một giải pháp khác tuyệt vời hơn, dễ dàng hơn gọi là phân nhánh (branching), mà cụ thể là phân nhánh cái gì? Đó là phân nhánh trong working tree hiện tại bạn đang làm việc đấy, và mỗi nhánh chúng ta sẽ gọi nó là một branch.

Branch trong Git là gì?

Khi bắt đầu khởi tạo một repository hoặc clone một repository, bạn sẽ có một nhánh (branch) chính tên là master (bạn có thể hiểu master là một cái thân cây). Đây là branch mà sẽ chứa toàn bộ các mã nguồn chính trong repository.

Đó là lý do tại sao, ở các phần trước khi chúng ta push hoặc pull hay làm một số việc khác thì lại có tham số master trong câu lệnh, đó nghĩa là chúng ta đang thực hiện thao tác trên branch master.

git-branching

Nhánh Master là nhánh chính mặc định trong working tree. Bạn có thể tạo ra một (hoặc nhiều nhánh mới) với tên là Develop chẳng hạn.

Bây giờ nếu bạn muốn tạo một sự thay đổi nào đó mà có thể trực tiếp sử dụng trên working tree hoặc commit, push lên repository mà không ảnh hưởng đến branch master thì sẽ cần tạo ra một branch mới với tên là develop chẳng hạn. Và từ đó mỗi khi bạn thực hiện lệnh checkout vào branch nào đó thì toàn bộ mã nguồn trên working tree của bạn sẽ được đổi sang môi trường dành cho branch đang checkout.

Giờ mình lấy một ví dụ đơn giản, bên branch master bạn tạo một tập tin master.html rồi commit lên, lúc này khi bạn qua cái branch develop (đã được tạo trước đó) thì cái tập tin master.html kia sẽ không có vì nó đã được commit bởi branchmaster, không liên quan gì tớidevelop. Tương tự, các thay đổi của bạn bên develop cũng sẽ không ảnh hưởng gì tới bên master cả. Điều này có một cái thú vị là nó tương tác trực tiếp trên máy tính của bạn, ví dụ tập tin index.html của master có nội dung khác và index.html bên develop thì khi bạn dùng lệnh checkout là nội dung trên máy tính nó tự đổi tương ứng, đó là lý do bạn có thể test nhiều phiên bản trên máy tính mà không cần đổi thư mục, chỉ cần checkout cái branch.

Giải thích thì hơi dài dòng, cứ vào làm ví dụ cụ thể cho dễ hiểu nhé.

HEAD – con trỏ vị trí

Trước khi nói tiếp về branch thì mình xin nói qua một xíu vềHEAD. Trong Git, từ khóa HEAD sẽ tượng trưng cho con trỏ chỉ cho bạn biết bạn đang nằm ở đâu. Bây giờ hãy xem lại bài hướng dẫn đọc log commit của mình, tìm tới phần tối ưu log và cài vào. Sau đó gõ lệnh git lg thì bạn sẽ thấy từ khóa HEAD cho bạn biết bạn đang ở đâu trong working tree.

git-head-tips

Như ảnh trên thì có nghĩa là mình đang ở branchmaster.

Ngoài ra còn một cách khác để kiểm tra đó là đọc tập tin .git/HEAD

$ cat .git/HEAD
ref: refs/heads/master

Cách tạo một branch

Trước tiên bạn có thể xem toàn bộ các branch mà bạn đang có trong working tree bằng lệnh git branch. Sau đó nếu muốn tạo thêm branch, chỉ cần gõ lệnh git branch tên_brand. Ví dụ mình cần tạo branchdevelop.

$ git branch develop

Bây giờ bạn có thể gõ lại lệnh git branch một lần nữa để xem sẽ thấy brand tên develop xuất hiện.

Checkout một branch

Checkout ở đây nghĩa là bạn truy cập kiểm tra mã nguồn trong branch đó để làm việc đấy. Để làm việc này, bạn sử dụng lệnh git checkout tên_branch.

$ git checkout develop
Switched to branch 'develop'

Lúc này bạn đã đổi sang branch develop rồi, để kiểm tra chắc ăn bạn có thể gõ các lệnh kiểm tra HEAD ở trên.

Bây giờ bạn sẽ làm việc trong branch mới chuyển hay nói đúng hơn là bạn đang làm việc ở chỗ mà cái HEAD đang trỏ tới. Để chuyển về branch chính thì gõ git checkout master.

Bây giờ bạn thử tạo một tập tin nào đó, sau đó commit ở branch develop rồi chuyển về branch master sẽ thấy những gì bạn đã làm ở branch develop hoàn toàn vô nghĩa ởmaster. Dưới đây là ví dụ về việc ở branch master không có tập tin develop.html được tạo ra từ branch develop.

$ touch develop.html
$ git add .
$ git commit -m "Commit develop.html from develop branch"
 Commit develop.html from develop branch
 1 file changed, 0 insertions(+), 0 deletions(-)
 create mode 100644 develop.html
$ git checkout master
Switched to branch 'master'
Your branch is ahead of 'thach/master' by 3 commits.
 (use "git push" to publish your local commits)
$ ls
faq.html README.md tag.html version1.txt

Tương tự với việc sửa tập tin hay bất kỳ làm việc gì khác nó cũng chỉ áp dụng thay đổi ở branch bạn đang trỏ tới.

Gộp dữ liệu từ một branch

Nếu mỗi branch nó nằm riêng như vậy thì bạn muốn sử dụng các thay đổi ở một branch nào đó cho master thì sao? À, chúng ta có thể sử dụng lệnh git merge để chuyển dữ liệu từ một branch nào đó về branch mà bạn đang trỏ đến. Lưu ý là ở branch cần chuyển về đã phải được commit. Ví dụ mình cần chuyển dữ liệu từ branch develop về master thì sẽ làm lần lượt các lệnh sau:

$ git checkout master
Already on 'master'
Your branch is ahead of 'thach/master' by 3 commits.
 (use "git push" to publish your local commits)
$ git merge develop
Updating 83e9976..8c68896
Fast-forward
 develop.html | 0
 1 file changed, 0 insertions(+), 0 deletions(-)
 create mode 100644 develop.html
$ ls
develop.html faq.html README.md tag.html version1.txt

Xóa branch

Nếu bạn không cần dùng tới branch nào nữa thì có thể xóa với lệnh git branch -d tên_branch. Lưu ý là cái branch muốn xóa phải được gộp dữ liệu (merge) về master.

$ git branch -d develop
Deleted branch develop (was 8c68896).

Sau khi xóa xong, nó sẽ báo branch đó đã được móc vào commit với mã checksum nào (8c68896).

Làm việc với remote branch

Quay lại một xíu với bài remote repository, bây giờ bạn hãy tạo thêm một remote mới từ địa chỉ https://github.com/csswizardry/inuit.css và đặt tên cho remote này là inuit vào working tree của bạn.

$ git remote add inuit https://github.com/csswizardry/inuit.css
$ git remote -v
inuit https://github.com/csswizardry/inuit.css (fetch)
inuit https://github.com/csswizardry/inuit.css (push)
thach https://github.com/thachphamblog/hoc-git.git (fetch)
thach https://github.com/thachphamblog/hoc-git.git (push)

Bây giờ bạn có thể xem toàn bộ branch của cái remote inuit mới thêm vào bằng lệnh git remote show inuit.

$ git remote show inuit
 * remote inuit
 Fetch URL: https://github.com/csswizardry/inuit.css
 Push URL: https://github.com/csswizardry/inuit.css
 HEAD branch: master
 Remote branches:
 feature/docs new (next fetch will store in remotes/inuit)
 feature/grids new (next fetch will store in remotes/inuit)
 fix/beautons new (next fetch will store in remotes/inuit)
 fix/grids new (next fetch will store in remotes/inuit)
 gh-pages new (next fetch will store in remotes/inuit)
 incoming new (next fetch will store in remotes/inuit)
 master new (next fetch will store in remotes/inuit)
 v5.0.1 new (next fetch will store in remotes/inuit)
 v5.1 new (next fetch will store in remotes/inuit)
 v5.1.0 new (next fetch will store in remotes/inuit)

Bây giờ bạn có thể chọn một cái remote branche cần fetch dữ liệu về. Ví dụ bây giờ mình sẽ tạo một branch mới cho working tree của mình tên làfix_ui, sau đó nạp dữ liệu trong branch gh-pages của inuit thì mình sẽ lần lượt làm như sau.

$ git branch fix_ui
$ git checkout fix_ui
Switched to branch 'fix_ui'
$ git pull inuit gh-pages
warning: no common commits
remote: Counting objects: 309, done.
remote: Compressing objects: 100% (33/33), done.
remote: Total 309 (delta 4), reused 2 (delta 2), pack-reused 274
Receiving objects: 100% (309/309), 135.63 KiB | 0 bytes/s, done.
Resolving deltas: 100% (106/106), done.
From https://github.com/csswizardry/inuit.css
 * branch gh-pages -> FETCH_HEAD
 *  gh-pages -> inuit/gh-pages
Auto-merging README.md
CONFLICT (add/add): Merge conflict in README.md
Automatic merge failed; fix conflicts and then commit the result.

Có thể nó sẽ xảy ra lỗi conflict khi gộp file README.md cũng không quan trọng lắm nên bạn có thể bỏ qua bằng cách gõ lệnh git add README.md để track file này, vì bây giờ nếu bạn gõ lệnh ls ra thì đã có các file từ inuit rồi.

Bây giờ bạn có thể commit nó và thử push nó lên repository của bạn.

 $ git commit -m "Commit from fix_ui"
  Commit from fix_ui
 $ git push thach fix_ui
 Username for 'https://github.com': thachphamblog
 Password for 'https://[email protected]':
 Counting objects: 317, done.
 Delta compression using up to 4 threads.
 Compressing objects: 100% (201/201), done.
 Writing objects: 100% (317/317), 135.77 KiB | 0 bytes/s, done.
 Total 317 (delta 113), reused 304 (delta 106)
 To https://github.com/thachphamblog/hoc-git.git
 *  fix_ui -> fix_ui

Nhắc lại rằng, thach nghĩa là tên remote của repository mà mình cần push lên và fix_ui là tên branch mình cần push. Và đây là kết quả sau khi push lên repository của mình.

git-push-remote-branch

Và dĩ nhiên, bạn cũng có thể qua một branch khác và sử dụng lệnh git merge để gộp dữ liệu của branch này về.

Ngoài ra, kiến thức về branch còn có một kỹ thuật nữa cũng khá thú vị mà khi làm việc nhóm có thể sẽ cần đến, đó là rebase branch với mục đích hoán đổi vị trí của những lần commit. Tuy nhiên ở đây là serie cơ bản nên mình sẽ không nói qua mà bạn chỉ cần sử dụng thành thạo các kỹ thuật mà mình đã liệt kê trong đây là được.

Lời kết

Vậy là tới đây mình đã kết thúc hướng dẫn xong các kỹ thuật quan trọng nhất trong Git mà bạn dù bất cứ sử dụng Git trong mục đích nào cũng phải sử dụng. Mình cũng đã hướng dẫn cặn kẽ nhất theo cách hiểu của mình theo hướng đơn giản nhất nên mình hy vọng bạn có thể hiểu nó. Tiếp tục ở bài sau, mình sẽ không nói qua về các kỹ thuật trong Git nữa mà mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số dịch vụ máy chủ repository dành cho Git tốt nhất và đặc biệt là có gói miễn phí để bạn có thêm nhiều lựa chọn.

4/5 - (4 bình chọn)

Tham gia nhóm hỗ trợ WordPress

Tham gia nhóm Hỗ trợ Server - Hosting & WordPress để cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề về WordPress, tối ưu máy chủ/server.

Tham gia ngay
1 bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hiện tại blog tạm đóng bình luận vì mình cần tập trung thời gian vào cập nhật bài viết. Bình luận sẽ mở ra cho đến khi mình sẵn sàng.