Với EasyEngine, một ưu điểm của nó là bạn có thể thêm domain vào máy chủ và đồng thời nó sẽ tự cài WordPress tối ưu chỉ với một dòng lệnh duy nhất. Chắc mình cũng không cần nói thêm là bạn có thể thêm bao nhiêu tuỳ thích chứ nhỉ, chỉ cần làm lại bước này thôi (do nhiều bạn có những câu hỏi thế này nên mình nói luôn).
Thêm domain và cài WordPress tự động
Để thêm domain vào và tự động cài website WordPress mới, bạn có những dòng lệnh như sau:
ee site create domain.com --wp ee site create domain.com --w3tc ee site create domain.com --wpfc ee site create domain.com --wpsc ee site create domain.com --wpredis
Trong đó, sự khác nhau là giữa các tham số là:
--wp
: Tự cài đặt một website WordPress đơn giản.--w3tc
: Tự cài đặt một website WordPress chạy với plugin W3 Total Cache.--wpfc
: Tự cài đặt một website WordPress chạy với NGINX FastCGI Cache.--wpsc
: Tự cài đặt một website WordPress chạy với plugin WP Super Cache.--wpredis
: Tự cài đặt một website WordPress sử dụng Redis làm Page Cache và Object Cache.
Dĩ nhiên, khi sử dụng các tham số như vậy, EasyEngine đã tự thiết lập cho bạn để sử dụng tốt các plugin đó trên NGINX, và lỗi 404 trên NGINX chắc chắn không bao giờ xảy ra.
Trong đó, mình khuyến khích bạn sử dụng --wpfc
hoặc –wpredis vì nó nhẹ. Nếu bạn bối rối thì có thể chọn cấu hình --w3tc
cho dễ sử dụng.
Sau khi gõ lệnh thêm domain như ở trên, EasyEngine sẽ tiến hành cài đặt những phần mềm cần thiết và khi cài xong nó sẽ hiển thị thông tin đăng nhập như ở bên dưới:
Bây giờ bạn có thể vào trang quản trị website vừa thêm theo đường dẫn họ cung cấp và đăng nhập với thông tin họ cung cấp luôn nhé. Nếu bạn cần chuyển một website đã có dữ liệu sẵn trên EasyEngine thì hãy xem bài kế tiếp.
Tự cấu hình mật khẩu và username
Mặc định nếu bạn thêm domain vào và cài đặt thì username và mật khẩu của website nó sẽ tạo ra ngẫu nhiên. Nếu bạn không thích như vậy thì có thể thêm tham số --user
và --pass
vào để thiết lập lại. Ví dụ:
ee site create domain.com --wpredis --user=thachpham --pass=123456
Thêm website sử dụng WordPress Multisite
Thay vì sử dụng WordPress thông thường, nếu bạn muốn nó tự thêm domain vào và sử dụng nó với WordPress Multisite trên NGINX thì có thể thêm tham số --wpsubdir
hoặc --wpsubdom
vào, trong đó:
--wpsubdir
: WordPress Multisite sử dụng tên miền dạng thư mục như www.domain.com/site/--wpsubdom
: WordPress Multisite sử dụng tên miền dạng subdomain như www.site.domain.com.
Ví dụ:
ee site create domain.com --wpredis --wpsubdir
Thay đổi cấu hình website
Giả sử như bạn đang sử dụng cấu hình –wpredis và muốn đổi thành cấu hình –w3tc thì chúng ta có thể sử dụng lệnh ee site update
như sau.
ee site update domain.com --w3tc
Lệnh xoá website
Để xoá một website trên máy chủ, cũng như xoá toàn bộ dữ liệu của nó thì bạn có thể sử dụng lệnh sau.
ee site delete domain.com
Trước mắt là chúng ta có các lệnh như vậy để thêm domain và tự cài đặt một website WordPress mới cho bạn. Nhưng bạn muốn di chuyển dữ liệu website khác về? Không vấn đề gì, bài sau mình sẽ hướng dẫn, rất gọn.