Trang chủ Linux Webserver [VestaCP – Phần 4] Tạo gói host với Package

[VestaCP – Phần 4] Tạo gói host với Package

bởi Thạch Phạm
3 bình luận 4,4K views

Tham gia nhóm hỗ trợ WordPress

Tham gia nhóm Hỗ trợ Server - Hosting & WordPress để cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề về WordPress, tối ưu máy chủ/server.

Tham gia ngay
Bài này thuộc phần 5 của 12 phần trong serie Hướng dẫn VestaCP

Trong các control panel làm hosting server thì không thể nào không có chức năng tạo ra các gói host, và ở những gói này sẽ được chỉ định khi tạo thêm người dùng (User). Ví dụ trong mỗi gói host chúng ta có thể quy định số lượng tên miền mà người dùng được phép thêm vào, số lượng database, số lượng email, dung lượng ổ cứng và dĩ nhiên là dung lượng băng thông có thể sử dụng.

Trong VestaCP, phần gói host này được gọi là [textmarker color=”247BBF”]Package[/textmarker] và ở bài này mình sẽ nói chi tiết về những thiết lập liên quan tới Package.

[alert color=”orange” type=”alert-message-background” title=”Gọi package là gói” size=”small”]Trong bài này, để dễ đọc mình xin gọi Package là “Gói host”.[/alert]

Những gói host mặc định

Mặc định khi cài VestaCP vào, họ đã cho chúng ta 4 gói host khác nhau, và gói mặc định cho tài khoản admindefault. Bạn có thể xem danh sách các gói host có sẵn tại menu [textmarker color=”247bbf”]Packages[/textmarker] trong trang quản trị.

Khuyến mãi Black Friday

Danh sách những gói mặc định trong VestaCP Danh sách những gói mặc định trong VestaCP

Những gói này sẽ mang các thiết lập cho người dùng nào sử dụng gói đó.

Những gói nào không sử dụng bạn nên xóa đi, và hãy tạo ra gói host của riêng mình nhằm dễ quản lý hơn.

Cách tạo một gói host mới

Trong phần Packages trên menu, bạn ấn vào nút dấu cộng màu xanh để bắt đầu tạo ra một gói host mới.

Khi tạo gói, chúng ta sẽ có các thiết lập như sau:

Các thông tin cần thiết lập khi tạo gói host trong VestaCP

Các thông tin cần thiết lập khi tạo gói host trong VestaCP

Các bạn xem qua giải thích về các thông số trước nhé, ở dưới mình sẽ nói bạn nên chọn các thông số như thế nào.

  • Package Name: Tên gói host cần tạo.
  • Web Template: Template thiết lập Apache. Lưu ý nếu khi tạo lệnh cài đặt bạn chọn là NGINX + PHP-FPM thì nó sẽ có các template khác, mình sẽ nói phần này ở bài khác.
    • default: Không chứa các thiết lập tùy chọn.
    • basedir: Dùng để chống shell trên website bằng cách giới hạn thư mục thực thi PHP với open_basedir. Chỉ dùng khi cần thiết.
    • hosting: Giới hạn tài nguyên để thực thi PHP trên mỗi domain, ví dụ như giới hạn bộ nhớ, dung lượng được phép upload,…
    • phpcgi: Chạy PHP trong Apache bằng CGI thay vì nhúng vô Apache với mod_php thông thường.
    • phpfcgid: Chạy PHP trong Apache bằng FastCGI.
  • Proxy Template: Template chứa các thiết lập NGINX làm Reverse Proxy cho Apache.
    • default: NGINX lưu cache cho các dữ liệu tĩnh.
    • hosting: Chặn truy cập các đường dẫn tượng trưng (symbolic link).
    • caching: NGINX sẽ lưu cache toàn bộ trang trên website 15 phút một lần. Chỉ nên dùng khi website đang bị quá tải.
    • php-fpm: Cho NGINX làm backend và chạy PHP với PHP-FPM.
  • DNS: Các template thiết lập DNS của user.
    • default: Thiết lập DNS thông thường.
    • gmail: Thiết lập chứa các bản ghi để sử dụng Google App Business. Tuy nhiên không nên chọn cái này vì chúng ta có thể thêm các bản ghi của Google App vào sau cơ mà.
    • child-ns: Thiết lập bản ghi sử dụng Vanity Nameservers. Nghĩa là địa chỉ DNS tượng trưng.
  • SSH Access: Thiết lập cho phép truy cập vào máy chủ bằng giao thức SSH.
    • sh: Sử dụng /bin/sh
    • bash: Sử dụng /bin/bash
    • nologin: Sử dụng /sbin/nologin. Đại loại là không cho phép sử dụng SSH.
  • Web Domains: Số lượng domain được phép sử dụng.
  • Web Aliases: Số lượng domain biệt danh được phép sử dụng trên mỗi domain trong gói, hay còn gọi là một domain khác thay thế cho domain chính.
  • DNS Domains: Số lượng gói thiết lập DNS được phép sử dụng.
  • DNS Records: Số lượng bản ghi được phép vào trong mỗi gói DNS.
  • Mail Domains: Số lượng domain làm domain email được phép sử dụng.
  • Mail Accounts: Số lượng tài khoản email được phép sử dụng trên mỗi mail domain.
  • Databases: Số lượng database được phép tạo ra.
  • Cron Jobs: Số lượng cron jobs được phép tạo ra.
  • Backups: Số lượng bản lưu trữ được phép lưu trên hệ thống. Bản backup này là backup cho người dùng, toàn bộ người dùng sẽ được backup hàng ngày.
  • Quota: Dung lượng lưu trữ được phép sử dụng (tính bằng đơn vị MB).
  • Bandwith: Lưu lượng băng thông được phép sử dụng (tính bằng đơn vị MB).
  • Nameservers: Điền hai địa chỉ DNS của bạn đã tạo ra ở bài trước vào đây. Đây là thiết lập địa chỉ DNS cho người dùng sử dụng gói này.

Thiết lập thông tin gói thế nào

Về cơ bản các thiết lập ở trên không quá khó để hiểu nó. Tuy nhiên nếu bạn vẫn chưa hiểu thì mình gợi ý các bạn chọn thiết lập như sau để website hoạt động trơn tru mà không phải sửa lỗi quá nhiều.

Web Template

Phần này các bạn nên chọn là default nếu các gói này bạn sử dụng với phạm vi cá nhân. Còn nếu bạn muốn bán gói host cho người khác thì nên chọn hosting để tránh việc họ dùng quá nhiều tài nguyên của máy chủ bạn.

Còn nếu bạn đã có chút am hiểu về webserver rồi thì mình khuyến khích bạn chọn phpcgi. Nếu máy chủ của bạn có nhiều hơn 1GB RAM thì hãy chọn phpfcgid.

Proxy Template

Nếu ở phần Web Template bạn chọn là hosting thì phần này bạn nên chọn default. Tránh chọn caching vì việc cho NGINX tự lưu cache toàn bộ trang chúng ta không thể kiểm soát được, và nếu người dùng không vào được SSH và có quyền sudo thì không thể xóa cache khi cần. Thiết lập default nó đã chứa thiết lập lưu cache cho các nội dung tĩnh như hình ảnh, CSS, Javascript, Font,…nên đã rất tốt rồi.

Tuy nhiên nếu bạn chạy một mã nguồn PHP tự viết, không có chức năng tạo và kiểm soát cache thì hãy chọn thiết lập caching vì dù sao 15 phút NGINX sẽ tự làm sạch cache một lần.

Còn php-fpm thì không nên chọn nhé vì chúng ta đã có Apache làm backend rồi. Tuy nhiên nếu ở bước cài đặt bạn chọn NGINX + PHP-FPM thì dùng cái này được.

SSH Access

Đối với đại đa số người dùng thì bạn không cần cho họ vào SSH. Còn với những người dùng chuyên nghiệp hoặc bạn tự tạo ra 1 người dùng khác cho mình thì nên chọn là bash.

DNS

Ngoại trừ ở DNS của domain chính chúng ta sử dụng là ns-child thì tất cả những user khác bạn nên chọn là default hết. Nếu user nào sử dụng template là Gmail thì họ sẽ không thể sử dụng email của VestaCP nhé.

Còn lại các thiết lập khác thì bạn chắc cũng biết rồi nên mình không cần nói qua nhé.

Lời kết

Trong phần này mình chỉ muốn bạn hiểu rõ khi tạo gói host chúng ta sẽ có những thiết lập gì, và việc hiểu các thiết lập trong đó sẽ giúp mình tạo ra gói phù hợp nhất với nhu cầu của mỗi người dùng.

Đánh giá nội dung này
3 bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hiện tại blog tạm đóng bình luận vì mình cần tập trung thời gian vào cập nhật bài viết. Bình luận sẽ mở ra cho đến khi mình sẵn sàng.