Cách đây không lâu, Google+ chính thức ra mắt hệ thống comment riêng của họ dành cho các website/blog mà mở đầu là được triển khai ngay trên dịch vụ tạo blog miễn phí Blogspot (hay Blogger). Google+ Comment System cũng giống như Facebook Comment khi mà độc giả có thể comment trực tiếp bằng tài khoản Google+ của mình và mọi người có thể +1 các comment cho nhau.
Khi tham khảo bài hướng dẫn thêm Google+ comment cho website thì mình đã thử trên WordPress và kết quả là không mấy khả quan khi các comment không tính cho từng trang cụ thể. Nhưng đến ngày hôm nay thì khi tìm thử plugin để làm việc này thì mình đã thấy có một plugin được giới thiệu để thêm hệ thống comment của Google+ vào blog WordPress mang tên Google+ Comment for WordPress và mình đã test thử, nó hoạt động khá nuột.
Đặc điểm nổi bật của plugin này là gì?
Không chỉ đơn thuần là giúp bạn thêm hệ thống comment của Google+ vào blog mà nó còn đưa cả những hệ thống comment khác vào blog luôn như Facebook Comment, Disqus Comment và đặc biệt là bạn có thể sử dụng cùng lúc với hệ thống comment mặc định của WordPress mà không cần phải tắt nó. Nghĩa là khi dùng plugin này bạn sẽ được sử dùng cùng lúc 4 hệ thống comment như thế này.
Hướng dẫn cài Google+ Comment cho WordPress
Các bạn cài đặt như một plugin Google+ Comment for WordPress như bình thường nhé. Sau đó bạn vào Comments -> G+ Comment và cài đặt như sau:
Tab Order: Bạn điền là gplus,facebook,disqus,wordpress,trackback
Disqus Shortname: Tên Shortname của tài khoản Disqus, nghĩa là khi bạn thêm một website nào đó vào Disqus thì nó sẽ cung cấp một Shortname và tên này sẽ hiển thị lên địa chỉ trình duyệt khi bạn vào Disqus để quản lý comment. Như kiểu shortname.disqus.com ấy.
Các phần dưới các bạn điền như hình
Lưu lại và tận hưởng kết quả thôi. :)
Xem thêm: Các plugin tốt nhất để bình luận bằng tài khoản mạng xã hội.
Ghi chú
Thường thì các plugin kiểu này sẽ có thể không làm việc trên các theme có cấu trúc phức tạp hoặc khác xa với một theme WordPress bình thường (Thesis 2 chẳng hạn). Vì vậy nếu bạn thấy nó lỗi thì cũng đừng có lấy làm lạ nhé, tốt nhất là chỉ nên cài đặt trên các theme có cấu trúc bình thường hoặc đơn giản mà thôi.