Đối với một số người mới học WordPress thì việc tìm một hosting miễn phí để vọc vạch không phải đơn giản vì hầu hết các hosting miễn phí hiện tại không hạn chế nhiều cũng ít làm gây trở ngại cho không ít người, đặc biệt là bạn không thể xác định được nó có duy trì lâu dài hay không.
Nhưng bây giờ, bạn có thể có được một hosting đặc biệt gần như miễn phí hoàn toàn để sử dụng WordPress, đó là sử dụng ứng dụng OpenShift Online.
OpenShift Online là gì?
OpenShift Online thực chất không phải là một hosting thông thường mà ta vẫn thường hay nhắc mà đó chính là một ứng dụng tạo ra một nền tảng hosting công cộng ứng dụng công nghệ máy chủ điện toán đám mây để người dùng có thể sử dụng, tạo ra một hosting cho riêng mình và có thể tùy chỉnh các phần mềm được cài đặt lên trên nó. Nó có thể hỗ trợ Java, Python, Perl, Ruby và tất nhiên là có PHP và nó mới bổ sung PhpMyAdmin vào, nghĩa là bạn có thể chạy bất cứ mã nguồn PHP & MySQL nào trong đó có WordPress.
Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực chất mọi thao tác trong OpenShift đã được đơn giản hóa đi rất nhiều bằng việc bạn có thể tự tạo ra ứng dụng riêng được hỗ trợ từ các package, các package này nghĩa là các gói phần mềm tùy theo từng mục đích sử dụng và nó cũng đã tối ưu để sử dụng, trong đó có package dành cho WordPress.
Đăng ký tài khoản OpenShift
Để có thể sử dụng, bạn cần đăng ký một tài khoản tại OpenShift tại https://www.openshift.com/ bằng cách ấn nút Sign Up phía trên rồi đăng ký thông thường.
Hướng dẫn cài đặt WordPress trên OpenShift
1. Chuẩn bị
- Putty: http://www.putty.org/
- WinSCP: http://winscp.net/eng/download.php
- RubyInstaller: http://rubyinstaller.org/
2. Xem video bên dưới.
Link file tool.php: https://dl.dropboxusercontent.com/u/112020153/tool.php
3. Cách add domain vào OpenShift
Để thêm được domain vào OpenShift thì cũng rất đơn giản, đó là bạn chỉ cần vào trang quản trị DNS trong domain và thêm một record CNAME vào với tên là @ và giá trị là địa chỉ ứng dụng trên OpenShift của bạn (ví dụ: http://huongdanopenshift-thachpham.rhcloud.com).
Để thấy tùy chọn add domain vào OpenShift, bạn vào trang quản lý application cần add domain trong Open Shift và ấn nút Set one now ngay tại chỗ ALIASES.
Sau đó nhập tên domain cần add vào rồi ấn nút Save bên dưới là xong.
Nhớ là đừng quên vào trang quản trị DNS trong domain tạo record CNAME như mình nhắc ở trên nhé.
Lời kết
OpenShift có thể là cách đơn giản nhất hoàn toàn miễn phí để bạn có thể sử dụng hosting theo phong cách “lập trình viên” và được trải nghiệm bằng cách quản trị hosting thông qua SSH.
Tuy nhiên, có một cái hạn chế của OpenShift là tốc độ, đôi khi nó rất chuối và đôi khi cũng khá nhanh, chẳng biết đâu mà lần nhưng nếu dùng tạm thì có thể chấp nhận được.