Trang chủ Hosting - Domain 4 dịch vụ miễn phí để kiểm tra uptime của website

4 dịch vụ miễn phí để kiểm tra uptime của website

Bởi Thạch Phạm
1 bình luận 3,3K lượt xem

Nếu bạn chỉ có một website duy nhất và lúc nào cũng truy cập vào trong đó thì chắc chắn sẽ biết được lúc nào website sẽ bị lỗi không truy cập được (hay còn gọi là downtime). Nhưng nếu bạn có nhiều website cùng lúc và có những website không truy cập thường xuyên thì chắc chắn sẽ không biết được máy chủ website đó có ổn định hay không.

Việc kiểm tra và theo dõi uptime cũng là cách mà bạn tự đánh giá nhà cung cấp host của mình hoặc biết được website mình bị lỗi lúc nào để khắc phục sự cố. Kiểm tra thủ công cũng rất tốt nhưng tốt hơn hết bạn hãy dùng các dịch vụ kiểm tra uptime miễn phí sau đây.

Các dịch vụ này hoạt động thế nào?

Hầu hết các dịch vụ trong bài này đều hỗ trợ bạn theo dõi tình hình uptime của website hoặc máy chủ theo nhiều cách khác nhau như kiểm tra qua giao thức HTTP, cổng, theo từ khóa và tốc độ của website thông qua việc ping đến nó.

Thường thì phương thức kiểm tra thông dụng nhất là HTTP. Khi sử dụng giao thức này, nó sẽ gửi một truy vấn đến website của bạn trong thời gian nhất định (5 phút gửi 1 lần chẳng hạn) và lấy kết quả header trả về để phân tích.

Chẳng hạn bạn thử dùng một công cụ xem HTTP Header Response như http://www.webconfs.com/http-header-check.php để kiểm tra thachpham.com thì bạn sẽ nhận được nội dung như sau:


HTTP/1.1 200 OK =>
Server => nginx centminmod
Content-Type => text/html; charset=UTF-8
Vary => Accept-Encoding
Set-Cookie => visid_incap_30800=0VlsuCTgSr6gxL3zw1vua4N8GVQAAAAAQUIPAAAAAADUSl8CfTM4a33NuMBHhAwt; expires=Fri, 16 Sep 2016 07:10:18 GMT; path=/; Domain=.thachpham.com
Pragma => no-cache
Date => Wed, 17 Sep 2014 12:20:20 GMT
X-Page-Speed => 1.8.31.4-4009
Cache-Control => max-age=0, no-cache, no-store
X-Iinfo => 5-50000807-50000808 NNNN CT(70 -1 0) RT(1410956419452 0) q(0 0 1 0) r(7 7)
X-CDN => Incapsula
Connection => close

Bạn thấy phần HTTPD/1.1  200 OK chứ? Số 200 nghĩa là mã tình trạng của website và 200 nghĩa là website đang hoạt động tốt. Ngoài ra còn có một số mã trạng thái khác như:

  • 404 – Không tìm thấy trang
  • 403 – Không có quyền truy cập
  • 500 – Lỗi kết nối
  • 301 – Trang được chuyển hướng

Bạn có thể xem thêm tại đây để hiểu hơn.

Do đó, các công cụ này sẽ kiểm tra xem website bạn có trả về mã 200 không. Nếu nó nhận được một mã trạng thái khác với 200 thì sẽ có email hoặc sms thông báo cho bạn để bạn biết mà sửa lỗi ngay.

5 dịch vụ kiểm tra uptime tốt nhất

1. Uptime Robot

uptimerobots-dashboard

  • Thời gian check cao nhất: 5 phút/lần
  • Số lượng cho phép: 50 sites
  • Giao thức check: HTTP/HTTPS, PING, IP, PORT, KEYWORD.
  • Thông báo: Email, SMS, RSS, Twitter, API.
  • Gói trả phí: Không

Đây là công cụ kiểm tra uptime đơn giản, miễn phí rất nổi tiếng hiện nay. Nó hỗ trợ bạn kiểm tra uptime của website/server qua 4 giao thức khác nhau và cho phép hệ thống tự kiểm tra website 5 phút/lần.

Mỗi khi có sự cố về uptime, nó sẽ gửi cho bạn một email thông báo để bạn có thể biết mà xử lý kịp thời.

uptimerobots-email

Về khả năng thông báo uptime thì nó hỗ trợ qua rất nhiều cách thông báo như email, SMS (không hỗ trợ Việt Nam), Twitter, API, Web Hook,….dĩ nhiên là hoàn toàn miễn phí hết, nhưng sẽ giới hạn kiểm tra tối đa là 50 websites.

Ngoài kiểm tra uptime, nó cũng hỗ trợ luôn cho bạn tính năng theo dõi tốc độ của website theo thời gian bằng biểu đồ rất dễ hiểu.

uptimerobot-responsetime

2. StatusCake

  • Thời gian check cao nhất: 1 phút/lần
  • Số lượng cho phép: Không giới hạn
  • Giao thức check: HTTP/HTTPS, TCP, ICMP Ping, DNS Test, SMTP Test, Minecraft Test.
  • Thông báo: Email, SMS, API, Smartphone App.
  • Gói trả phí: Có

So với UptimeRobot thì StatusCake sẽ có nhiều chức năng và hiển thị đẹp hơn vì nó sinh sau đẻ muộn, và StatusCake cũng hỗ trợ các gói miễn phí hoặc thu phí với hình thức nạp credit nếu bạn dùng các chức năng đặc biệt như gửi SMS, và đặc biệt là có hỗ trợ RUM TEST để kiểm tra tốc độ, uptime toàn diện hơn.

statuscake-tests

Khi xem chi tiết báo cáo thì nó cũng trực quan hơn rất là nhiều, có đủ các thông tin cần thiết.

statuscake-testdetail

Đối với RUM Test thì bạn sẽ được thống kê cực kỳ chi tiết như tốc độ trung bình ở từng trình duyệt, ở từng quốc gia, tốc độ kết nối của máy chủ, tốc độ của từng trang,….hoàn toàn miễn phí.

Nếu bạn có smartphone thì có thể cài StatusCake cho Android để dễ kiểm tra hơn và không cần tốn chi phí cho SMS Credit vì nó có hỗ trợ gửi thông báo trong điện thoại rồi.

3. Monitor.Us

monitorus-test

  • Thời gian check cao nhất: 30 phút/lần
  • Số lượng cho phép: không giới hạn
  • Giao thức check: HTTP/HTTPS, TCP, ICMP Ping, DNS Test, SMTP Test, SSH, Server Monitor (CPU,RAM,Disk,….), Amazon Cloud test,….
  • Thông báo: Email
  • Gói trả phí: Có

Có lợi thế là hỗ trợ nhiều giao thức kiểm tra nhưng để sử dụng hết bạn cần phải trả một khoản phí nho nhỏ, nhưng gói miễn phí đã hỗ trợ bạn theo dõi website không giới hạn và các giao thức thông dụng, kể cả hỗ trợ kiểm tra tốc độ website trên nhiều quốc gia khác nhau.

Tuy nhiên nhược điểm chính là không có thông báo qua SMS và tới 30 phút nó mới cập nhật, cũng như chỉ hỗ trợ lưu số liệu trong 24 giờ.

4. Port-Monior

portmonitor-dashboard

  • Thời gian check cao nhất: 1 phút/lần
  • Số lượng cho phép: 2
  • Giao thức check: HTTP/HTTPS, TCP, ICMP Ping, DNS Test, SMTP Test
  • Thông báo: Email
  • Gói trả phí: Có

Port Monitor thì chỉ cho phép theo dõi 2 websites ở gói miễn phí và chỉ hỗ trợ email nhưng được cái là nó kiểm tra với thời gian 1 phút/lần.

Lời kết

Cả 4 dịch vụ này đều có ưu và nhược điểm khác nhau nhưng cá nhân mình thấy StatusCake là ít nhược điểm nhất, hỗ trợ nhiều tính năng vượt trội và khả năng lưu log lên tận 2 năm. Đó cũng là lý do mà mình đã chọn StatusCake làm dịch vụ kiểm tra website chính bao lâu nay.

Nếu bạn còn biết dịch vụ nào khác tương tự mà miễn phí thì hãy giới thiệu thêm ở dưới nhé.

Đánh giá nội dung này

Tham gia nhóm hỗ trợ WordPress

Tham gia nhóm Hỗ trợ Server - Hosting & WordPress để cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề về WordPress, tối ưu máy chủ/server.

Tham gia ngay
1 bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hiện tại blog tạm đóng bình luận vì mình cần tập trung thời gian vào cập nhật bài viết. Bình luận sẽ mở ra cho đến khi mình sẵn sàng.