Trang chủ WordpressWordpress Plugin Thêm bộ soạn thảo Markdown giống Ghost cho WordPress

Thêm bộ soạn thảo Markdown giống Ghost cho WordPress

bởi Thạch Phạm
0 bình luận 1,8K views

Tham gia nhóm hỗ trợ WordPress

Tham gia nhóm Hỗ trợ Server - Hosting & WordPress để cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề về WordPress, tối ưu máy chủ/server.

Tham gia ngay

Nếu mấy ngày hôm nay bạn đã nghe qua nhiều người giới thiệu mã nguồn Ghost để làm blog phong cách mới thì chắc chắn sẽ để ý đến bộ soạn thảo bài viết của nó. Ghost sử dụng bộ soạn thảo Markdown để viết bài mà thay vì bạn định dạng bài viết bằng các công cụ trên bộ soạn thảo thì bạn sẽ sử dụng một số ký tự định hình.

Giải thích cũng khó ghê, đại loại là như hình bên dưới nè, ấn vào để xem to nhé.

Markdown Editor

Nguyên lý hoạt động của nó cũng khá dễ hiểu, đó là nó tự chuyển những ký tự của nó sang thành dạng HTML thuần túy theo các quy chuẩn được đặt ra sẵn, ví dụ như 1 dấu # là chỉ định các text nằm bên sau nó sẽ là thẻ h1.

Khuyến mãi Black Friday

Tích hợp Markdown Editor vào WordPress

Hiện tại trong WordPress mình thấy có plugin WP-Markdown là làm tốt nhất việc tích hợp bộ soạn thảo Markdown vào WordPress mà thôi, mà nếu bạn cần sử dụng Markdown thì cũng không nên tìm một plugin khác ngoài plugin này.

Công dụng của nó bao gồm:

  • Tích hợp Markdown vào Post, Page và Comment.
  • Cho phép xem trực tiếp nội dung soạn thảo sau khi được chuyển sang HTML.
  • Hỗ trợ đầy đủ các chuẩn soạn thảo Markdown.
  • Tích hợp tính năng highlight code nếu bạn gõ code bằng Markdown.
  • Tích hợp thêm một số nút bấm soạn thảo đề phòng bạn quên lệnh Markdown.
  • Có thể sử dụng nút Add Media thông thường để chèn ảnh thay vì nhập lệnh Markdown.

Một vài hình ảnh cho WP-Markdown

Markdown cho comment

Markdown khi viết bài

Tùy chỉnh WP Markdown

Tùy chỉnh WP Markdown

WP Markdown cho comment

WP Markdown cho comment

Nội dung bài viết soạn bằng Markdown

Nội dung bài viết soạn bằng Markdown

Markdown có thật sự phù hợp với bạn?

Markdown nghe có vẻ rườm rà nhưng vì sao nó lại được sinh ra thì ắt hẳn cũng có lý do riêng. Vâng, lý do chính đáng nhất là nó cho phép bạn soạn thảo và trình bày bài viết nhanh hơn phương pháp soạn thảo truyền thống.

Thông thường khi trình bày văn bản truyền thống thì bạn sẽ làm qua hai bước: Gõ chữ trước và trình bày bài viết sau. Thế nhưng khi sử dụng Markdown, bạn sẽ có thói quen viết tới đâu, trình bày tới đó nhanh cấp tốc mà không cần sử dụng đến chuột. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể vừa kết hợp HTML vừa viết bằng Markdown trong bài viết nếu bạn có nhu cầu sử dụng màu chữ.

Như vậy, nếu bạn chuyên viết bài mà không cần sử dụng quá nhiều công cụ phức tạp thì tập viết bằng Markdown sẽ rất có lợi cho bạn đấy, mình cũng đang tập viết nó từ từ nhưng hiện tại mình chỉ viết tại http://benweet.github.io/stackedit/ rồi lấy mã HTML dán vào bài thôi, vì nếu bật lên thì các guest author khác của mình cũng mệt theo.

Nhược điểm

Nhược điểm của Markdown sẽ có nếu bạn sử dụng nhiều hình ảnh trong bài viết và cần chỉnh sửa ảnh liên tục. Bởi vì khi bạn chèn ảnh vào bài, nó sẽ tự chuyển sang lệnh Markdown mà nếu sau này bạn cần bổ sung các caption, alt cho ảnh thì cũng hơi rườm rà cho những ai không rành HTML mà bạn phải chèn lại từ đầu.

Nhưng nhược điểm này cũng không hẳn là lớn lao gì vì nút Add Media của WordPress cho phép bạn tùy chọn và thiết lập các thông số trước khi đặt ảnh vào nên bạn cũng có thể lưu ý chỉnh trước ở đó.

Hướng dẫn sử dụng Markdown Editor

Tài liệu hướng dẫn Markdown tiếng Anh bạn có thể xem tại đây. Nhưng theo mình, bạn chỉ nên đọc sơ qua cho biết một vài khái niệm quan trọng chứ nếu muốn hiểu hơn về Markdown thì hãy vào đây và sử dụng các thanh công cụ để trang trí bài viết, lúc đó nó sẽ chuyển qua Markdown và bạn có thể biết tính năng đó được viết ở dạng Markdown như thế nào.

Nên tham khảo: Markdown Cheatsheet Infographic.

Bạn có thật sự hài lòng với Markdown?

Sau khoảng 2 tuần tập viết tất cả bài viết bằng Markdown thì mình thấy nó cũng rất là tốt và tăng tốc thời gian viết bài cao lên hẳn mà không cần phải mất quá nhiều thời gian cho việc định dạng lại bài viết. Tuy nhiên hiện tại Markdown còn thật sự chưa phổ biến tại Việt Nam cho lắm nên mình cũng không dám đổi Thachpham.com sang Markdown vì sợ ảnh hưởng cho các guest author.

Tuy nhiên nếu bạn muốn thử thì có thể dùng, và bạn có thật sự hài lòng Markdown không? Nó giúp bạn giảm thiểu tối đa thời gian soạn thảo bài viết chứ?

Đánh giá nội dung này
0 bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hiện tại blog tạm đóng bình luận vì mình cần tập trung thời gian vào cập nhật bài viết. Bình luận sẽ mở ra cho đến khi mình sẵn sàng.