Trang chủ SEO Hướng dẫn phương pháp xây dựng backlink từ liên kết gãy

Hướng dẫn phương pháp xây dựng backlink từ liên kết gãy

bởi Thạch Phạm
0 bình luận 1,8K views

Tham gia nhóm hỗ trợ WordPress

Tham gia nhóm Hỗ trợ Server - Hosting & WordPress để cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề về WordPress, tối ưu máy chủ/server.

Tham gia ngay

Hello Ajinomoto,

Xay dung backlinkĐầu tiên cho mình gửi lời xin lỗi vì đã không đăng hướng dẫn chi tiết tại bài viết Giới thiệu phương pháp xây dựng backlink từ liên kết gãy mà mình đã đăng tải hôm qua. Thú thật do hôm qua mình không có nhiều thời gian và sẵn trong người đang không được khỏe nên bất đắt dĩ lắm mới đăng một bài giới thiệu không như vậy. Nhưng như lời đã hứa rằng sẽ viết một bài hướng dẫn thật chi tiết cho mọi người cùng tham khảo vào một ngày gần nhất, mình sẽ viết luôn hôm nay với một chút thời gian ít ỏi. Nói là hơi ít thời gian chứ mình sẽ cố gắng viết thật chi tiết, mặc dù nó hơi dài.  :pudency:

Như mình đã nói, một quy trình xây dựng backlink từ liên kết gãy bao gồm 3 bước là:

  1. Tìm kiếm website có cùng nội dung.
  2. Dò tìm các liên kết gãy có trong website đó.
  3. Gửi mail liên hệ cho chủ nhân website.

Dĩ nhiên không cần nói nhiều thêm, các hướng dẫn chi tiết cho từng bước sẽ được mình đề cập ngay dưới đây thôi.

Khuyến mãi Black Friday


Bước 1. Tìm kiếm website có cùng nội dung


Để tìm kiếm các website có cùng nội dung thì dĩ nhiên chúng ta sẽ chọn Google làm phương án tốt nhất. Muốn tìm website một cách chính xác nhất thì đòi hỏi chúng ta nên áp dụng một số lệnh tìm kiếm nâng cao (tham khảo thêm tại đây) và chúng ta đều có thể kết hợp chúng với nhau. Nhưng để dễ hiểu hơn cho các newbie thì mình sẽ dùng lệnh tìm kiếm như sau để tìm kiếm các website có cùng nội dung.

“từ khóa” site: OR .com OR .vn OR .net OR .org OR .edu OR .gov -inurl:pdf -inurl:ppt -inurl:doc

Giải thích

“từ khóa”: từ khóa của nội dung cần tìm kiếm.

site: OR .com OR .vn OR .net OR .org OR .edu OR .gov: Chỉ tìm nội dung trên các website có tên miền mang hậu tố trong danh sách liệt kê.

–inurl:pdf -inurl:ppt -inurl:doc: Loại bỏ các kết quả chứa các liên kết có hậu tố trong danh sách kể trên

Và đây là ví dụ của mình để tìm một website mang nội dung liên quan đến WordPress, tức là cùng nội dung với blog của mình.

Trong ví dụ của mình sẽ không có cặp dấu ngoặc kép (” “) trong truy vấn tìm kiếm vì mình muốn kết quả của nó phong phú hơn.

Tìm các website có cùng nội dung trên Google

Sau khi có danh sách các website đó rồi thì tất nhiên chúng ta sẽ lưu những địa chỉ này lại để chút nữa “xử” tiếp. Nhưng bạn có nghĩ là ta sẽ lấy các địa chỉ đó bằng cách thủ công không (copy từng URL)? Câu trả lời là KHÔNG, mình sẽ dùng một công cụ khác để tự động tách bóc các URL trong trang kết quả tìm kiếm ra thành một danh sách, công cụ làm được việc này đó là Simple Google Results Bookmarklet – Một script miễn phí giúp bóc tách các liên kết trong trang kết quả Google và lưu lại dưới dạng danh sách. Để sử dụng các bạn truy cập vào trang chủ của nó rồi kéo nút bookmark của nó bỏ vào thanh bookmark của trình duyệt, tốt hơn hết là bạn nên sử dụng Google Chrome cho nhẹ.

Sử dụng Google Results Page Bookmarklet

Rồi, chúng ta quay trở lại trang kết quả tìm kiếm ban nãy và click vào nút bookmark mà chúng ta vừa mới mang về. Hãy xem điều gì xảy ra.

Danh sách liên kết tại trang kết quả tìm kiếm hiển thị dưới dạng danh sách

Xong. Cứ như vậy mà làm, việc của bạn bây giờ là kiểm tra xem các website đó có chất lượng hay bị lỗi hay không, xong rồi ta chuyển sang bước 2 đó là dò tìm các liên kết 404 có trong những website đó.

Bước 2. Dò tìm liên kết gãy – 404


Để dò tìm các liên kết gãy có trong một website nào đó thì chúng ta có thể sử dụng 2 công cụ sau đây:

Nhưng đối với các newbie thì mình khuyến khích nên sử dụng Xenu’s Link Sleuth vì nó làm việc nhanh hơn, dễ sắp xếp link và cũng dễ sử dụng hơn.

Sau khi tải Xenu’s Link Sleuth và cài đặt, các bạn mở chương trình đó lên và vào File  Check URL và nhập địa chỉ website cần kiểm tra vào. Sau đó bạn sẽ phải đợi từ khoảng 20 – 30 phút hoặc hơn tùy vào số lượng liên kết có trong đó. Cứ làm một ly cafe đi cho nó mát lòng mát dạ, đừng nóng vội  :sogood: .

Sau khi chương trình kiểm tra xong, bạn sẽ thấy danh sách các liên kết được liệt kê ra như thế này.

Các liên kết được liệt kê trong Xenu's Link Sleuth

Nhìn thì nó hơi hỗn độn vì các trạng thái liên kết (Status) của nó không được sắp xếp theo thứ tự, để khắc phục nó các bạn chỉ cần nhấp vào tiêu đề của cột Status là được, nó sẽ trông gọn gàng và dễ quan sát hơn nhiều.

Hướng dẫn phương pháp xây dựng backlink từ liên kết gãy

Rồi đấy, nhìn thì ai cũng biết các liên kết có trạng thái màu đỏ là liên kết bị hỏng. Về mặt lý thuyết thì chúng ta có thể gửi mail yêu cầu cho  tác giả kêu họ khôi phục tất cả các link màu đỏ này, và bạn vẫn có thể gửi theo một vài liên kết gợi ý để họ thay thế. Nhưng tốt nhất thì bạn chỉ nên tập trung vào các liên kết các trạng thái not found và no such host thôi.

Sau khi có trong tay danh sách các liên kết bị lỗi, bạn cần làm một công việc cuối cùng trong bước này nữa đó là xác định liên kết bị lỗi đó nằm ở đâu để chúng ta có thể xem xét xem liên kết của website mình có phù hợp hay không. Muốn xác định trang nguồn của liên kết bị lỗi thì các bạn nhấp chuột phải vào một liên kết bất kỳ và chọn URL Properties (hoặc tổ hợp phím ALT + ENTER).

Xem trang nguồn của liên kết gãy

Rồi đấy, giờ thì bạn chỉ cần truy cập vào URL nguồn kia và xem qua nội dung thôi. Sau đó là liên hệ với tác giả để thông báo bài viết của họ có liên kết bị hỏng.

Bước 3. Liên hệ với chủ nhân website


Sau khi đã có chi tiết các liên kết bị hỏng và link của nội dung chứa liên kết bị hỏng, chúng ta sẽ bắt đầu làm bước quan trọng nhất đó là liên hệ với chủ nhân website để thông báo với họ, nói chính xác hơn là đề nghị họ thay thế các liên kết bị hỏng thành các liên kết của website bạn.

Đối với một website bình thường thì tìm email liên hệ của người quản trị cũng không quá khó, sau đây là một số gợi ý để tìm email của họ.

  • Tìm trang liên hệ của website.
  • Kiểm tra thông tin cá nhân ở Whois
  • Tìm kiếm trên Google với truy vấn site:abcxyz.com email "*@gmail.com" OR "*@hotmail.com" OR "*@abcxyz.com" OR "*@yahoo.com"
  •  Sử dụng The Contact Finder của Citation Labs nếu bạn làm việc với nhiều website.

Sau khi đã có email rồi thì hãy nhanh chóng liên hệ với họ. Và đây là một mẫu liên hệ của mình.

Liên hệ với chủ nhân website

Vậy là xong rồi đó, lúc này bạn chỉ việc chờ đợi thư trả lời của chủ nhân website đó thôi. Mình không dám chắc chắn họ sẽ thêm các liên kết của bạn nhưng nếu đó là những liên kết phù hợp với nội dung, có chất lượng tốt thì khả năng họ gắn backlink của bạn lên bài viết là 70%.

Ngoài phương pháp này ra thì cũng còn rất nhiều phương pháp nâng cao khác, còn hiệu quả hay không là còn do chiến lược áp dụng của bạn như thế nào. Bạn đã thử áp dụng phương pháp xây dựng backlink như thế này chưa?

5/5 - (1 bình chọn)
0 bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hiện tại blog tạm đóng bình luận vì mình cần tập trung thời gian vào cập nhật bài viết. Bình luận sẽ mở ra cho đến khi mình sẵn sàng.