Trang chủ WordpressHướng dẫn Wordpress Tối ưu Google Pagespeed Insights cho WordPress – Phần 1

Tối ưu Google Pagespeed Insights cho WordPress – Phần 1

Bởi Thạch Phạm
Ngày đăng: Cập nhật cuối: 5 bình luận 7,4K lượt xem
Bài này thuộc phần 1 của 2 phần trong serie Tối ưu Google Pagespeed Insights cho WordPress

Google Pagespeed Insights là một bộ tiêu chuẩn đo lường tốc độ và khả năng thân thiện của website do chính Google đề xuất ra. Theo Google, các tiêu chuẩn trong Pagespeed Insights sẽ tập trung vào hai vấn đề chính, đó là tốc độ tải trang và thân thiện với trải nghiệm người dùng. Và nếu các website nào càng được nhiều điểm ở trang đánh giá Pagespeed Insights thì tức là trang đó đáp ứng được càng nhiều các tiêu chuẩn của Google đề ra.

Thực tế, các tiêu chuẩn này không cần bạn phải áp dụng toàn bộ vì không phải tiêu chuẩn nào bạn cũng có thể sử dụng trên mọi trường hợp. Nên nếu bạn xem serie này và không có khả năng làm được một số tiêu chuẩn nào đó thì cứ bỏ qua, vì Google không bắt bạn phải đạt tiêu chuẩn hết.

Và hiện tại, Google Pagespeed Insights có tất cả 16 tiêu chuẩn đánh giá như sau:

Quy tắc tối ưu tốc độ

  • Tránh sử dụng chuyển hướng ở trang đích.
  • Bật chức năng nén dữ liệu gửi về trình duyệt.
  • Cải thiện thời gian phản hồi của máy chủ.
  • Cải thiện bộ nhớ đệm ở trình duyệt.
  • Nén các tài nguyên CSS và Javascript trên website.
  • Nén giảm dung lượng hình ảnh.
  • Tối ưu việc chèn CSS vào website.
  • Thiết lập thứ tự ưu tiên của nội dung trong website.
  • Bỏ chặn Javascript và CSS khi tải trang.

Quy tắc tối ưu hiệu suất sử dụng

  • Tránh sử dụng các trình cắm (plugin) để hiển thị nội dung.
  • Cấu hình viewport để hiển thị kích thước màn hình phù hợp.
  • Tối ưu các nút bấm hoặc liên kết trên website.
  • Sử dụng cỡ chữ phù hợp để hiển thị nội dung.

Như vậy, nếu bạn muốn website của mình thân thiện với Google Pagespeed thì hãy chắc chắn rằng là bạn đã áp dụng các quy tắc ở trên. Vậy áp dụng ra sao, làm sao để áp dụng cho WordPress? Đó là những gì mà mình sẽ hướng dẫn bạn làm xuyên suốt các bài hướng dẫn tối ưu Google Pagespeed Insights này.

 Tiêu chuẩn đầu tiên: Sử dụng host phù hợp

Nếu bạn hiện tại đang sử dụng các host miễn phí thì đừng làm theo các bài hướng dẫn này làm gì cho mất công, bởi vì có thể tốc độ chậm của nó cũng như hỗ trợ ít công nghệ nên bạn sẽ không thể làm được rất nhiều tính năng. Do vậy, mình khuyến khích bạn sử dụng các host tốt cho WordPress mà những cái tên mình khuyến khích là A2Hosting (có máy chủ Singapore), StableHost, Arvixe (có server Hongkong) đều là các host tốt cho WordPress, tương thích với nhiều plugin.

Ngoài ra, mình khuyến khích bạn sử dụng dịch vụ CloudFlare để tối ưu hoá tốc độ website tốt hơn.

Tránh sử dụng chuyển hướng ở trang đích

Chuyển hướng nghĩa là khi bạn vào một trang nào đó mà bạn lại thiết lập cho nó chuyển hướng (redirect) sang một trang khác hoặc kiểu địa chỉ khác. Tình trạng này thường thấy nhất là với các trang sử dụng tên miền kiểu www.domain.com (có www). Mà theo thói quen của nhiều người thì họ chỉ gõ domain.com lên trình duyệt, nên lúc này webserver cần thêm thời gian để nó chuyển hướng sang kiểu tên miền có www và làm chậm trễ thêm vài giây.

Do đó, mình khuyến khích các bạn không nên sử dụng tên miền có www vì nó sẽ làm người dùng mất thêm thời gian để chuyển hướng, cũng như là nhìn địa chỉ website dài thêm 3 ký tự.

Bật chức năng nén

Chức năng nén ở đây nghĩa là webserver sẽ nén các dữ liệu gửi về trình duyệt theo phương thức HTTP dưới dạng gzip thay vì dưới dạng dữ liệu thô thông thường, lúc này trình duyệt sẽ hiển thị nội dung đã được nén gzip. Và việc nén như vậy có thể sẽ giúp bạn tối ưu tốc độ lên gấp nhiều lần do dung lượng của mỗi lần request đã giảm đáng kể (khoảng 50 – 70% sau khi nén).

Xem thêm: Kiểm tra Gzip trên website tại http://gzipwtf.com/

Để bật tính năng nén Gzip, bạn có thể làm các cách sau:

Nếu dùng plugin W3 Total Cache

Bạn có thể bật tính năng nén Gzip tại Performance -> General Settings -> Browser Cache.

Bật gzip cho W3 Total Cache

Bật gzip cho W3 Total Cache

Sau đó bạn vào Performance -> Browser Cache và đánh dấu vào tất cả tuỳ chọn “Set expires header“.

Nếu dùng WP Super Cache

Đối với WP Super Cache thì bạn có thể bật Gzip bằng cách vào Settings -> WP Super Cache -> Advanced và đánh dấu vào tuỳ chọn “Cache hits to this website for quick access. (Recommended)” và “Compress pages so they’re served more quickly to visitors. (Recommended)“.

Bật gzip cho WP Super Cache

Bật gzip cho WP Super Cache

Đối với Apache

Nếu bạn dùng webserver Apache mà không dùng hai plugin ở trên thì có thể bật Gzip bằng cách chèn đoạn sau vào .htaccess:

<ifModule mod_gzip.c>
mod_gzip_on Yes
mod_gzip_dechunk Yes
mod_gzip_item_include file .(html?|txt|css|js|php|pl)$
mod_gzip_item_include handler ^cgi-script$
mod_gzip_item_include mime ^text/.*
mod_gzip_item_include mime ^application/x-javascript.*
mod_gzip_item_exclude mime ^image/.*
mod_gzip_item_exclude rspheader ^Content-Encoding:.*gzip.*
</ifModule>

Hoặc nếu đoạn trên bạn chèn vào mà bị lỗi 500 hay không có gzip thì xoá đi và sử dụng đoạn ở dưới.

AddOutputFilterByType DEFLATE text/plain
AddOutputFilterByType DEFLATE text/html
AddOutputFilterByType DEFLATE text/xml
AddOutputFilterByType DEFLATE text/css
AddOutputFilterByType DEFLATE application/xml
AddOutputFilterByType DEFLATE application/xhtml+xml
AddOutputFilterByType DEFLATE application/rss+xml
AddOutputFilterByType DEFLATE application/javascript
AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-javascript

Đối với NGINX

Nếu bạn dùng NGINX và không sử dụng plugin WP Super Cache hoặc W3 Total Cache thì chèn đoạn sau vào file nginx.conf:

gzip on;
gzip_comp_level 2;
gzip_http_version 1.0;
gzip_proxied any;
gzip_min_length 1100;
gzip_buffers 16 8k;
gzip_types text/plain text/html text/css application/x-javascript text/xml application/xml application/xml+rss text/javascript;

# Disable for IE < 6 because there are some known problems
gzip_disable "MSIE .(?!.*SV1)";

# Add a vary header for downstream proxies to avoid sending cached gzipped files to IE6
gzip_vary on;

Cải thiện thời gian phản hồi của máy chủ

Việc cải thiện này có nghĩa là tối ưu tốc độ của host hoặc máy chủ của bạn đang sử dụng. Nếu bạn sử dụng host thì hãy chắc chắn host của bạn có tốc độ xử lý nhanh như các host tốt nhất cho WordPress. Còn nếu bạn sử dụng máy chủ riêng/VPS thì hãy theo dõi (có thể dùng Newrelic) để theo dõi xem tốc độ xử lý của máy chủ có chậm theo thời gian không, từ đó bạn có thể áp dụng thêm các phương thức lưu dữ liệu đệm khác như Database Cache hoặc Object Cache.

Xem thêm: Các kỹ thuật cache và khi nào nên sử dụng.

Nếu bạn đang dùng máy chủ riêng hoặc VPS thì nên sử dụng EasyEngine hoặc Centminmod để chạy WordPress để có tốc độ phản hồi cao nhất.

Cải thiện bộ nhớ đệm của trình duyệt

Mặc định khi trình duyệt tải các website, nó sẽ lưu dữ liệu đệm (cache) các tập tin tĩnh như hình ảnh, CSS, thậm chí là cả nội dung website nếu bạn có bật gzip ở trên. Nhưng nếu bạn không tối ưu lại thời gian mà trình duyệt được phép lưu cache thì bạn sẽ gặp phải vấn đề là cache quá nhanh hết hoặc quá lâu hết, tối ưu nhất là bạn chỉ nên kêu trình duyệt lưu cache của các file tĩnh trên website của bạn tầm khoảng 1 tháng là đẹp.

Để làm việc này, chúng ta sẽ cần khai báo thêm một đoạn Cache-ControlETag vào HTTP Header của các file tĩnh, ví dụ của thachpham.com:

HTTP/1.1 200 OK
Date: Tue, 16 Jun 2015 17:13:06 GMT
Content-Type: image/png
Content-Length: 112
Connection: keep-alive
ETag: "550032be-70"
Expires: Fri, 13 Jun 2025 17:13:06 GMT
Cache-Control: public, max-age=315360000
Access-Control-Allow-Origin: *
CF-Cache-Status: HIT
Vary: Accept-Encoding
Accept-Ranges: bytes
Server: cloudflare-nginx
CF-RAY: 1f7824b54a4905b5-ARN

Đoạn trên có nghĩa là mình đã thêm Cache-Control vào header với tham số publicmax-age315360000 giây, nghĩa là tập tin này sẽ lưu cache vào trình duyệt trong thời gian 10 năm. Lúc này, đoạn Expires sẽ hiển thị chính xác thời gian mà tập tin này hết cache và đoạnETag nó sẽ chứa một chuỗi giá trị ngẫu nhiên để trình duyệt kiểm tra xem tập tin này có được thay đổi không, nếu có thì nó sẽ xoá cache cũ đi. Như vậy tóm lại, đoạn trên là trình duyệt sẽ lưu cache tập tin này trong vỏng 10 năm nếu người dùng không xoá cache và nội dung tập tin không bị thay đổi.

Để xem HTTP Headers nhanh thì bạn có thể vào http://web-sniffer.net/ và copy một đường link của một file ảnh, CSS hay Javascript trên website của bạn để kiểm tra xem nó đã có các header ở trên chưa.

Thêm thời hạn cache bằng CloudFlare

Nếu bạn sử dụng CloudFlare trên website thì bạn có thể thiết lập thời gian hết hạn của các tập tin tĩnh tại Caching -> Browser Cache Expiration.

Cloudflare-browsercaching

Đối với W3 Total Cache

Nếu bạn dùng W3 Total Cache thì khi bật tính năng Browser Cache (xem ở phần nén Gzip ở trên) thì nó đã tự thêm thời gian hết hạn vào các file tĩnh. Tuy nhiên bạn có thể vào Performance -> Browser Cache và đánh dấu vào các dòng như “Set entity tag (eTag)“, “Set cache control header“.

Đối với Apache

Nếu bạn không dùng CloudFlare và W3 Total Cache mà sử dụng webserver Apache thì có thể thêm đoạn sau vào .htaccess:

<ifmodule mod_expires.c>
<Filesmatch "\.(jpg|jpeg|png|gif|js|css|swf|ico|woff|mp3)$">
 ExpiresActive on
 ExpiresDefault "access plus 1 year"
</Filesmatch>
</ifmodule>

Hoặc nếu đoạn trên không được thì dùng đoạn dưới đây:

ExpiresActive On
ExpiresByType image/jpg "access plus 1 year"
ExpiresByType image/jpeg "access plus 1 year"
ExpiresByType image/gif "access plus 1 year"
ExpiresByType image/png "access plus 1 year"
ExpiresByType text/css "access plus 1 month"
ExpiresByType application/pdf "access plus 1 month"
ExpiresByType text/x-javascript "access plus 1 month"
ExpiresByType application/x-shockwave-flash "access plus 1 month"
ExpiresByType image/x-icon "access plus 1 year"
ExpiresDefault "access plus 2 days"

Đối với NGINX

Nếu bạn dùng NGINX thì thêm đoạn sau vào file cấu hình domain của NGINX:

# Media: images, icons, video, audio, HTC
location ~* \.(?:jpg|jpeg|gif|png|ico|cur|gz|svg|svgz|mp4|ogg|ogv|webm|htc)$ {
 expires 1M;
 access_log off;
 add_header Cache-Control "public";
}

# CSS and Javascript
location ~* \.(?:css|js)$ {
 expires 1y;
 access_log off;
 add_header Cache-Control "public";
}

Lời kết phần 1

Phần này chúng ta đã hiểu qua về cơ chế đánh giá điểm số Google Pagespeed Insights trên website, và chúng ta cũng đã tối ưu website của mình dựa vào 4 tiêu chuẩn đầu tiên trong Google Pagespeed. Ở phần tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục làm các tiêu chuẩn khác nhé.

Đánh giá nội dung này

Tham gia nhóm hỗ trợ WordPress

Tham gia nhóm Hỗ trợ Server - Hosting & WordPress để cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề về WordPress, tối ưu máy chủ/server.

Tham gia ngay
5 bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hiện tại blog tạm đóng bình luận vì mình cần tập trung thời gian vào cập nhật bài viết. Bình luận sẽ mở ra cho đến khi mình sẵn sàng.