Mình đã có giới thiệu 7 themes WordPress sử dụng Foundation Framework trước đó nhưng dù vậy, mình vẫn biết mọi người chắc thích Twitter Bootstrap hơn đúng không nào?
Sở dĩ Bootstrap Framework được ưa chuộng hơn là vì nó hỗ trợ rất nhiều components trang trí đầy đủ các thành phần cần thiết trên website như form, menu, breadcrumb, label, pagination cũng như một hệ thống grid system rất mềm dẻo và linh hoạt để bạn có thể tự làm một giao diện website có hỗ trợ Responsive chuyên nghiệp với thời gian ít nhất.
Nếu các bạn thích Bootstrap và muốn ứng dụng nó ngay vào việc làm theme WordPress thì mình khuyến khích các bạn nên sử dụng các starter themes có tích hợp Bootstrap vì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc tích hợp và hoàn toàn tiện lợi khi sử dụng. Ở đây mình sẽ giới thiệu đến cho bạn một vài starter themes có hỗ trợ Bootstrap tốt nhất mà bạn có thể sử dụng miễn phí ngay bây giờ.
1. Roots
Mặc dù không phải là một theme dễ tùy biến cho lắm với newbie nhưng nó là bộ theme tích hợp Bootstrap đáng sử dụng nhất bây giờ. Trước hết, lợi thế của nó hiện có là được cập nhật rất thường xuyên và có sẵn một bộ hướng dẫn sử dụng và tùy biến khá đầy đủ mà bạn có thể xem tại đây.
Điểm thứ hai là nó có cấu trúc wrapper khá rõ ràng và linh hoạt, cứ chịu khó xem bài này thì bạn sẽ có hướng tùy biến lại cấu trúc cả giao diện ngay.
2. Alien Ship
Đơn giản, đẹp, tiện sử dụng, dễ tùy biến là những cụm từ mình muốn nói về theme này.
3. WordPress Bootstrap Starter Theme
Đây là một trong những starter theme khá đơn giản với cấu trúc code dễ nhìn mà mình được biết. Mặc dù nó chưa được cập nhật lên Boostrap bản mới nhất nhưng bạn có thể tự làm điều đó vì nó có một lợi thế là dễ dàng tùy biến hơn so với Roots theme.
4. BootstrapWP
Một starter theme mới, không có hướng dẫn sử dụng và chỉ khuyên dùng với những ai đã có kinh nghiệm làm theme với starter theme.
5. DevDMBoostrap
Nếu bạn không thích với 4 theme phía trên vì có ít tính năng thì mình nghĩ DevDMBootstrap nên là sự lựa chọn tiếp theo của bạn. Mình xin liệt kê đầy đủ như sau:
- Tích hợp Theme Options riêng.
- Hỗ trợ nhiều widget riêng dành cho theme này.
- Tối ưu việc sử dụng Child Themes.
- Tích hợp nhiều kiểu menu.
- Hỗ trợ LESS.
- Shortcode chèn nút bấm và info box đẹp mắt.
Bootstrap đẹp, nhưng nhược điểm của nó là gì?
6. Response
Nếu bạn thích cơ chế sử dụng Kéo thả (Drag & Drop) thì Response có thể làm bạn thích đấy.
Bootstrap đẹp, nhưng nhược điểm thế nào?
Không thể phủ nhận rằng Bootstrap rất tiện lợi để bạn sử dụng trong việc tự làm một giao diện website chuyên nghiệp và hoàn chỉnh. Tuy nhiên, không có gì luôn hoàn hảo và nếu bạn chấp nhận sử dụng Bootstrap thì bạn nên chấp nhận các nhược điểm sau:
- Thêm quá nhiều class không cần thiết.
- Dễ bị trùng phong cách, cũng do Bootstrap quá phổ biến nên giờ phần lớn các theme tại ThemeForest nhìn rất chán vì nó na ná nhau.
- Hơi nặng, bạn có công nhận không?
Nhưng dù thế nào đi nữa, nó cũng là một CSS Framework khá hoàn chỉnh và nếu bạn nắm vững cấu trúc của nó cộng thêm kỹ năng sử dụng LESS thì việc tùy biến nó trở nên đọc đáo hơn là việc không phải khó.