Trang chủ Linux Webserver [Varnish & WordPress] Giới thiệu serie

[Varnish & WordPress] Giới thiệu serie

Bởi Thạch Phạm
Ngày đăng: Cập nhật cuối: 3 bình luận 2,K lượt xem
Bài này thuộc phần 1 của 6 phần trong serie Varnish cho WordPress

Trong thời gian qua, số lượng người sử dụng máy chủ riêng bao gồm VPS và Dedicated Server đã tăng dần lên do hiện nay có rất nhiều dịch vụ VPS giá rất rẻ như DigitalOcean hay vHost, tạo cơ hội cho người dùng trải nghiệm. Cùng lúc đó, blog mình đã có serie Học VPS căn bản khá đầy đủ để giúp bạn biết cách sử dụng máy chủ riêng là như thế nào, và quan trọng nhất là cách cài đặt và quản trị webserver trên một máy chủ riêng.

Tiếp đó, khi đã sử dụng máy chủ riêng thì chúng ta có quyền tự cài đặt các phần mềm tùy thích, tự thiết lập lại webserver để nó hoạt động tốt nhất nên việc cấu hình và tùy chỉnh webserver như thế nào luôn là đề tài thu hút. Trong việc tối ưu website trên máy chủ riêng, nhiều người đã có biết qua Varnish như một phần mềm nguồn mở hỗ trợ lưu bộ nhớ đệm cho webserver rất tốt mà ai cũng muốn sử dụng nó thử trên website của mình.

Sau một thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, mình quyết định sẽ viết một serie về Varnish để mọi người biết cách sử dụng nó, hiểu các thiết lập của nó để áp dụng lên máy chủ của mình. Trong serie này, mình sẽ hướng dẫn cài đặt và thiết lập Varnish dành riêng cho WordPress (vì blog mình chuyên về WordPress mà!) trên hai hệ điều hành thông dụng là Ubuntu 12.04CentOS 6.5, đồng thời mình cũng sẽ hướng dẫn cách thiết lập Varnish luôn cho Apache Webserver và NGINX Webserver (LEMP) để chắc chắn rằng ai cũng có thể sử dụng nó được.

Không chỉ dừng lại ở việc cài đặt phần mềm Varnish, mình cũng sẽ giải thích tường tận về Varnish, cách nó hoạt động và quan trọng nhất là hiểu VCL (Varnish Configuration Language) để bạn có thể linh hoạt hơn về sau.

Tuy nhiên, ở serie này mình sẽ chỉ tập trung vào Varnish nên tốt nhất bạn hãy chắc chắn là đã biết cách cài webserver Apache hoặc NGINX trên CentOS hoặc Ubuntu tùy theo sở thích của bạn.

Varnish mặc định sẽ không lưu cache nếu website bạn có chứa cookie gửi từ client. Do vậy bạn phải biết thật rành biểu thức chính quy để lọc và xóa cookie tùy theo trường hợp của bạn thì nó mới chạy được. Nếu bạn chỉ muốn thử nghiệm thì hãy dùng 1 VPS mới hoàn toàn và cài mới một website vào là test dễ nhất.

Tham khảo:

Nào, bạn đã bắt đầu chưa? Hãy ấn xem phần tiếp theo của serie để bắt đầu cài Varnish cho website nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Tham gia nhóm hỗ trợ WordPress

Tham gia nhóm Hỗ trợ Server - Hosting & WordPress để cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề về WordPress, tối ưu máy chủ/server.

Tham gia ngay
3 bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hiện tại blog tạm đóng bình luận vì mình cần tập trung thời gian vào cập nhật bài viết. Bình luận sẽ mở ra cho đến khi mình sẵn sàng.