Tiếp theo trong serie này, nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành CentOS 6 hoặc RHEL 6 và dùng Apache hoặc NGINX để làm webserver thì mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt Varnish vào và cài đặt nó để làm việc với webserver của bạn. Do cách cài đặt hoàn toàn giống nhau nên mình sẽ dùng 1 bài này mà hướng dẫn luôn cho cả Apache và NGINX thay vì viết bài thêm.
Tham khảo:
- Cách cài Apache vào CentOS 6 (phần 7 của serie Học VPS căn bản)
- Cách cài webserver LEMP cho CentOS 6 (NGINX + PHP-FPM).
Trước hết mình nhắc lại là trong serie Varnish này mình sẽ chỉ hướng dẫn với Varnish 3 nên bây giờ chúng ta cũng sẽ cài Varnish 3 vào máy chủ, tránh cài Varnish 2 hoặc Varnish 4 thì các cấu hình sẽ hơi khác nên dễ gây lỗi.
Cài đặt Varnish
Để cài Varnish 3, bạn hãy nạp package của họ vào:
rpm –nosignature -i https://repo.varnish-cache.org/redhat/varnish-3.0.el6.rpm
Và cài Varnish qua lệnh yum:
yum install varnish
Khi làm việc với CentOS/RHEL thì đừng quên cho một software nào đó tự khởi động khi reboot nhé:
chkconfig varnish on
Tiếp tục mở file /etc/sysconfig/varnish và tìm đoạn dưới đây ở phần Alternative 3:
VARNISH_LISTEN_PORT=6081
Đổi 6081 thành 80:
VARNISH_LISTEN_PORT=80
Tiếp tục mở file /etc/varnish/default.vcl và sửa đoạn backend default
thành thế này:
backend default {
.host = "127.0.0.1";
.port = "8080";
}
Và xóa toàn bộ các đoạn bên dưới rồi thay bằng đoạn này:
acl purge {
"127.0.0.1";
"IP của máy chủ của bạn";
}
sub vcl_recv {# Allow purging
if(req.request == "PURGE"){
if(!client.ip ~ purge){
error 405 "Purging not allowed.";
}
return(lookup);
}# Lưu cache các tập tin này cho toàn bộ users
if ( req.url ~ "(?i)\.(png|gif|jpeg|jpg|ico|swf|css|js|html|htm)(\?+)?$" ) {
unset req.http.cookie;
}# Không load cache cho những thành viên đăng nhập (dùng cookie wordpress_logged_in)
if ( req.http.cookie ~ "wordpress_logged_in" || req.url ~ "vaultpress=true" ) {
return( pass );
}# Drop các cookie gửi đến WordPress
if ( ! ( req.url ~ "wp-(login|admin)" ) ) {
unset req.http.cookie;
}# Handle compression correctly. Different browsers send different
# "Accept-Encoding" headers, even though they mostly all support the same
# compression mechanisms. By consolidating these compression headers into
# a consistent format, we can reduce the size of the cache and get more hits.
# @see: http://varnish.projects.linpro.no/wiki/FAQ/Compression
if ( req.http.Accept-Encoding ) {if ( req.http.Accept-Encoding ~ "gzip" ) {
# If the browser supports it, we’ll use gzip.
set req.http.Accept-Encoding = "gzip";
}else if ( req.http.Accept-Encoding ~ "deflate" ) {
# Next, try deflate if it is supported.
set req.http.Accept-Encoding = "deflate";
}else {
# Unknown algorithm. Remove it and send unencoded.
unset req.http.Accept-Encoding;
}}
}
sub vcl_fetch {
# Thiết lập cho cache live trong 10 tiếng, mặc định là 2 phút.
set beresp.ttl = 10h;
# Drop any cookies WordPress tries to send back to the client.
if ( ! req.url ~ "wp-(login|admin)" && ! req.http.cookie ~ "wordpress_logged_in" ) {
unset beresp.http.set-cookie;
}}
sub vcl_miss {
if(req.request == "PURGE"){
purge;
error 200 "Purged";
}
}sub vcl_hit {
if(req.request == "PURGE"){
purge;
error 200 "Purged";
}
}sub vcl_deliver {
if(obj.hits > 0) {
set resp.http.X-Varnish-Cache = "HIT ("+obj.hits+")";
} else {
set resp.http.X-Varnish-Cache = "MISS";
}
}
Cấu hình cho Apache
Bây giờ bạn hãy mở file /etc/httpd/conf/httpd.conf và tìm lần lượt 2 đoạn này:
Listen 80
…..
NameVirtualHost *:80
Sửa thành
Listen 8080
…..
NameVirtualHost *:8080
Tiếp theo hãy sửa toàn bộ port có trong các VirtualHost của bạn từ 80 sang 8080 hết. Ví dụ:
<VirtualHost *:8080>
ServerAdmin [email protected]
DocumentRoot /home/webdata/thachpham.com/public_html
ServerName www.thachpham.com
ServerAlias thachpham.com
ErrorLog logs/thachpham.com-error_log<Directory />
Options Indexes FollowSymLinks MultiViews
# changed from None to FileInfo
AllowOverride All
Order allow,deny
allow from all
</Directory></VirtualHost>
Bây giờ hãy khởi động lại Apache và Varnish:
service httpd restart
service varnish restart
Kiểm tra port xem Varnish đã dùng cổng 80 và Apache đã dùng cổng 8080 hay chưa:
# netstat -ntlup Active Internet connections (only servers) Proto Recv-Q Send-Q Local Address Foreign Address State PID/Program name tcp 0 0 127.0.0.1:6082 0.0.0.0:* LISTEN 12143/varnishd tcp 0 0 0.0.0.0:3306 0.0.0.0:* LISTEN 11462/mysqld tcp 0 0 0.0.0.0:80 0.0.0.0:* LISTEN 12144/varnishd tcp 0 0 0.0.0.0:22 0.0.0.0:* LISTEN 1307/sshd tcp 0 0 127.0.0.1:25 0.0.0.0:* LISTEN 971/master tcp 0 0 :::80 :::* LISTEN 12144/varnishd tcp 0 0 :::8080 :::* LISTEN 12111/httpd tcp 0 0 :::22 :::* LISTEN 1307/sshd tcp 0 0 ::1:25 :::* LISTEN 971/master
Ok, đã thành công! thử kiểm tra HTTP Header của website
# curl -I https://thachpham.com/wordpress/ HTTP/1.1 200 OK Server: Apache/2.2.15 (CentOS) X-Powered-By: PHP/5.4.36 X-Pingback: https://thachpham.com/wordpress/xmlrpc.php Content-Type: text/html; charset=UTF-8 Content-Length: 7351 Accept-Ranges: bytes Date: Tue, 20 Jan 2015 23:34:19 GMT X-Varnish: 567877718 567877710 Age: 12 Via: 1.1 varnish Connection: keep-alive X-Varnish-Cache: HIT (2)
Cấu hình cho NGINX
Đối với NGINX thì bạn mở toàn bộ file cấu hình domain của bạn lên và tìm listen 80
rồi đổi thành listen 8080
hết. Ví dụ:
server {
listen 8080;
server_name www.abcxyz.com abcxyz.com;#charset koi8-r;
#access_log /var/log/nginx/log/host.access.log main;
error_log /home/nginx/abcxyz.com/log/error.log error;root /home/nginx/abcxyz.com/public_html;
location / {
}
#error_page 404 /404.html;
# redirect server error pages to the static page /50x.html
#
error_page 500 502 503 504 /50x.html;
location = /50x.html {
root /usr/share/nginx/html;
}
include /etc/nginx/conf.d/php.conf;
include /etc/nginx/conf.d/staticfiles.conf;
include /etc/nginx/conf.d/block.conf;
}
Và vẫn khởi động lại Varnish và NGINX
service nginx restart
service varnish restart
Cài plugin xóa cache Varnish cho WordPress
Nếu bạn sử dụng WordPress thì sẽ cần Varnish tự xóa cache của trang chủ, post,…khi đăng bài mới. Do vậy, bạn hãy cài plugin Varnish HTTP Purge vào và không cần tùy chỉnh gì thêm vì plugin này không có tùy chọn gì cả.
Plugin này sẽ xóa các cache:
- Trang chủ.
- Post/Page được chỉnh sửa.
- Các tag và category chứa post được chỉnh sửa.
Ngoài ra nó cũng xóa cache khi:
- Sửa/cập nhật permalink.
- Đổi theme.
- Ấn nút “Purege Varnish Cache” ở ngoài Dashboard.
- Ấn nút “Purge Varnish” trên thanh Admin Bar.
Hãy nhớ rằng cache sẽ không xóa hết cùng lúc mà sẽ xóa từ từ nên ví dụ bạn vừa mới sửa bài thì cache có thể còn lưu bài đó thêm 1, 2 phút nữa.
Nếu bạn đang sử dụng các dịch vụ proxy như CloudFlare, Incapsula thì hãy khai báo thêm đoạn này vào file wp-config.php:
define(‘VHP_VARNISH_IP’,’127.0.0.1′);
Lời kết
Sau khi cài xong, bạn thấy tốc độ website của bạn trên Apache như thế nào so với hình thức cache thông thường? Mình thì thấy có cảm giác nó nhanh và nhẹ hơn đi rất nhiều. Nếu bạn sử dụng NGINX Webserver (LEMP) trên CentOS thì đừng vội thất vọng vì mình có viết hướng dẫn Varnish cho NGINX trên CentOS ở phần sau.