Trang chủ Web DevelopmentHTML/CSS [Học CSS] Tìm hiểu về vùng chọn cơ bản (Selector)

[Học CSS] Tìm hiểu về vùng chọn cơ bản (Selector)

Bởi Thạch Phạm
Ngày đăng: Cập nhật cuối: 11 bình luận 32,K lượt xem
Bài này thuộc phần 4 của 26 phần trong serie Học CSS cơ bản

Vùng chọn trong CSS đóng vai trò rất quan trọng khi viết CSS, bởi vì nếu bạn sử dụng vùng chọn sai thì điều đó có nghĩa là các quy tắc CSS của bạn sẽ không thể thực thi hoặc thực thi không đúng chỗ. Có thể nói rằng, việc nắm rõ quy tắc sử dụng vùng chọn là kỹ thuật quan trọng đầu tiên khi bạn sử dụng CSS.

Vùng chọn trong CSS rất linh hoạt, hầu như bạn có thể chọn bất cứ cái gì từ thẻ <body> đi sâu vào các thẻ bên trong nó. Ở bài này mình sẽ nói qua các kiểu sử dụng vùng chọn cơ bản nhất vì bạn sẽ sử dụng nó thường xuyên nhất, ngoài ra còn có các kiểu sử dụng vùng chọn nâng cao khác mình sẽ nói ở gần cuối serie.

Vùng chọn là gì?

Trong CSS, vùng chọn nghĩa là khu vực mà bạn muốn nó sẽ được áp dụng các quy tắc CSS mà bạn muốn chỉ định cho nó. Ví dụ bạn muốn tăng kích thước font chữ của các thẻ h1 thì vùng chọn của bạn sẽ là h1.

Vùng chọn có thể là tên thẻ HTML hoặc thuộc tính của HTML.

Các loại vùng chọn cơ bản

Vùng chọn dựa vào tên thẻ

Kiểu vùng chọn này là đơn giản nhất, đó là nó sẽ chọn toàn bộ các phần tử trên tài liệu HTML dựa vào tên thẻ có trong tài liệu rồi áp dụng CSS. Ví dụ mình muốn thay đối style cho toàn bộ thẻ h1 trong website thì sẽ có đoạn CSS sau với vùng chọn h1.

Dĩ nhiên với kiểu sử dụng vùng chọn này thì toàn bộ các thẻ HTML trong website được chọn trong CSS đều biến đổi theo, tức là bạn không thể sử dụng kiểu chọn tên thẻ để viết CSS cho một khu vực độc lập.

Vùng chọn dựa vào ID

Vùng chọn dựa vào ID (tên định danh) nghĩa là bạn có thể chọn một phần tử cụ thể dựa vào giá trị của thuộc tính id trong thẻ HTML. Sở dĩ vùng chọn id được sử dụng để chọn một phần tử cụ thể là vì trên một trang tài liệu HTML thì mỗi phần tử phải mang một id riêng biệt không trùng nhau.

Id được thiết lập dựa vào thuộc tính id trong thẻ HTML và bất cứ thẻ nào cũng có thể sử dụng id. Khi viết tên id vào CSS thì nó phải có dấu thăng (#tên-id) đặt trước tên id để phân biệt với các loại vùng chọn khác. Ví dụ:

Rõ ràng bạn thấy ở ví dụ trên mình có hai thẻ h1 nhưng mình muốn viết CSS cho một thẻ h1 cụ thể nào đó thì sẽ đặt id riêng cho phần tử mà mình cần viết CSS thay vì sử dụng vùng chọn dựa theo tên thẻ.

Ngoài ra còn có một cách viết vùng chọn theo id khác là viết kèm theo tên thẻ đang sử dụng id đó như h1#post-title, lưu ý là phải viết sát nhau.

Hãy lưu ý rằng, một thẻ có thể sẽ chứa nhiều id khác nhau và mỗi tên id sẽ được cách nhau bởi khoảng trắng như thế này.

<h1 id="post-title sticky">Hello</h1>

Vùng chọn dựa vào Class

Class (lớp) cũng rất được sử dụng phổ biến như id nhưng một điểm khác biệt của class là một class có thể được sử dụng cho nhiều phần tử trên một trang tài liệu HTML, còn id thì chỉ được sử dụng một lần duy nhất cho một phần tử.

Class được khai báo trong một phần tử HTML bởi thuộc tính class như <h1 class="tên-class">. Khi khai báo vùng chọn class trong CSS, thì tên class phải được đặt sau dấu chấm (.tên-class). Ví dụ về cách sử dụng class linh hoạt:

Cũng giống như id, class cũng có thể được viết kèm theo tên thẻ kiểu h1.sticky và phải viết liền nhau.

Vùng chọn theo thứ cấp

Kiểu vùng chọn này bạn cũng sẽ sử dụng rất thường xuyên, đặc biệt là khi tiến hành viết CSS cho website đó là chọn phần tử theo thứ cấp. Nghĩa là với vùng chọn này, bạn có thể chọn một phần tử con trong một phần tử mẹ nào đó.

Ví dụ mình có một đoạn HTML thế này:

<ul id="menu">
<li>Menu 1</li>
<li>Menu 2</li>
<li>Menu 3</li>
</ul>

<ul id="social">
<li>Facebook</li>
<li>Twitter</li>
<li>Google+</li>
</ul>

Như ở đoạn trên, mình có hai danh sách với thẻ <ul> mang 2 id khác nhau. Bây giờ mình muốn viết CSS cho các thẻ <li> trong cái danh sách #menu thì làm thế nào? Nếu bạn viết vùng chọn dựa theo tên thẻ thì các thẻ <li> ở #social cũng sẽ được áp dụng mà mình không muốn vậy, hoặc đặt class hay ID cho các thẻ li cũng không phải là cách hay. Lúc này, chúng ta sẽ sử dụng đến vùng chọn thứ cấp.

Để chọn các thẻ <li> bên trong #menu, mình sẽ viết vùng chọn là #menu li thay vì chỉ viết li trong CSS. Lúc này CSS sẽ hiểu rằng chúng ta muốn chọn tất cả các thẻ <li> nằm bên trong phần tử mang #menu.

Vùng chọn theo thứ cấp liền nhau

Đây cũng là một kiểu vùng chọn dựa theo thứ cấp, cũng giúp bạn chọn các phần tử bên trong một phần tử nào đấy nhưng nó sẽ chỉ áp dụng cho các phần từ nằm dưới nó một bật. Bây giờ mình có cái danh sách hai cấp bật như sau:

<nav id="menu">
<ul>
<li>Menu 1
<ul>
<li>Menu 1.a</li>
<li>Menu 1.b</li>
</ul>
</li>
<li>Menu 2</li>
<li>Menu 3</li>
</ul>
</nav>

Nếu mình muốn viết CSS cho các thẻ <li> của Menu 1.a, Menu 1.b thì mình sẽ đặt vùng chọn là #menu ul ul > li. Nếu diễn giải bằng chữ thì nó sẽ chọn thẻ <li> nằm trong thẻ <ul> ở bật thứ hai và thẻ <ul> đó nằm trong id #menu. Bạn để ý là với ví dụ trên mình có tới hai thẻ <ul>.

Thường thì cách viết vùng chọn này bạn sẽ sử dụng khi tạo menu đổ xuống trong website.

Lời kết

Ở trên là 4 kiểu thiết lập vùng chọn để viết CSS mà bạn sẽ thường xuyên sử dụng nhất, hầu như là dùng liên tục sau này khi viết CSS cho website nên bạn hãy cố gắng luyện tập cách sử dụng nhuần nhuyễn nhất có thể nhé.

4.7/5 - (6 bình chọn)

Tham gia nhóm hỗ trợ WordPress

Tham gia nhóm Hỗ trợ Server - Hosting & WordPress để cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề về WordPress, tối ưu máy chủ/server.

Tham gia ngay
11 bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hiện tại blog tạm đóng bình luận vì mình cần tập trung thời gian vào cập nhật bài viết. Bình luận sẽ mở ra cho đến khi mình sẵn sàng.