Trang chủ Web DevelopmentHTML/CSS [Học CSS] Nhúng CSS vào website

[Học CSS] Nhúng CSS vào website

bởi Thạch Phạm
3 bình luận 17,4K views

Tham gia nhóm hỗ trợ WordPress

Tham gia nhóm Hỗ trợ Server - Hosting & WordPress để cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề về WordPress, tối ưu máy chủ/server.

Tham gia ngay
Bài này thuộc phần 3 của 26 phần trong serie Học CSS cơ bản



Trước khi tiến hành viết CSS và để CSS có thể thực thi trên website hoặc tài liệu HTML của bạn thì bạn phải tiến hành nhúng CSS vào website. Nói về nhúng CSS vào website thì chúng ta có hai cách là:

  • Inline Styles – Nhúng trực tiếp vào tài liệu HTML thông qua cặp thẻ <style> </style>.
  • External Styles – Tạo một tập tin .css riêng và nhúng vào tài liệu HTML thông qua cặp thẻ <link>.

Mỗi cách nhúng đều có ưu và nhược điểm khác nhau, cũng như tùy theo trường hợp mà ta sử dụng nó.

Inline Styles

  • Thích hợp với việc chèn một vài đoạn CSS ngắn.
  • Trình duyệt không mất thời gian tải tập tin CSS.

External Styles

Khuyến mãi Black Friday
  • Thích hợp với việc chèn nhiều đoạn CSS, dễ quản lý.
  • Nhưng trình duyệt sẽ mất thêm thời gian để tải tập tin CSS.

Và trong các bài học CSS trong serie này bạn có thể sử dụng kiểu Inline Styles để nhúng CSS vào website vì sẽ không mất thời gian tạo tập tin, do chúng ta chỉ viết vài đoạn CSS mà thôi. Anyway, bạn có thể sử dụng kiểu bạn thích.

Cách nhúng CSS với Inline Styles

Để nhúng CSS vào website thông qua kiểu Inline Styles, bạn sẽ khai báo cặp thẻ <style> vào vị trí bất kỳ của website (tốt nhất là bên trong cặp thẻ <head>) như sau.

[html]

<style type="text/css">

</style>

[/html]

Và trong cặp thẻ <style> đó bạn có thể viết CSS vào, ví dụ đơn giản:

Cách nhúng CSS với External Styles

Khi sử dụng cách này, việc đầu tiên là bạn cần tạo ra một tập tin .css với tên bất kỳ, bạn có thể dùng bất cứ chương trình soạn thảo văn bản nào để tạo. Sau đó dán một đoạn CSS đơn giản vào như thế này:

p {
color: blue;
font-family: Arial;
}

Và cuối cùng là chèn vào tập tin HTML bằng thẻ <link> và thẻ này phải đặt bên trong cặp thẻ <head>. Ví dụ:

[html]<link rel="stylesheet" href="name.css" />[/html]

Trong đó, thuộc tính rel là khai báo loại tập tin nhúng và href là đường dẫn khai báo tên tập tin .css cần nhúng vào.

Đơn giản phải không nào?

Nhúng tập tin CSS vào bên trong một tập tin CSS

Chẳng hạn bây giờ bạn có 3 tập tin CSS mà bạn không muốn thêm tất cả tụi nó vào website mà chỉ muốn thêm một tập tin CSS thôi, thì bạn có thể sử dụng cách nhúng các tập tin CSS vào bên trong một tập tin CSS với từ khóa @import, và các từ khóa @import này phải được đặt ở đầu tập tin .css (không bao gồm các đoạn comment).

Ví dụ bạn có thể nhúng một tập tin demo.css vào trong tập tin style.css bằng cách chèn đoạn này vào tập tin style.css:

@import "demo.css";

Lời kết

Việc nhúng CSS vào website của bạn bây giờ đã hoàn tất rồi, mọi thứ vẫn còn rất đơn giản phải không nào? Cũng đúng thôi vì CSS cũng khá đơn giản mà. Và bắt đầu từ bài sau là chúng ta có thể đi sâu vào việc vận dụng một số thuộc tính CSS để trang trí website rồi.

5/5 - (2 bình chọn)
3 bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hiện tại blog tạm đóng bình luận vì mình cần tập trung thời gian vào cập nhật bài viết. Bình luận sẽ mở ra cho đến khi mình sẵn sàng.