Trước khi mình vô phần giới thiệu MaxCDN thì mình sẽ dạo qua một lần về thuật ngữ CDN và công dụng của nó cho bạn nào chưa biết có thể hình dung.
Nên xem: KeyCDN – Dịch vụ CDN rẻ nhất.
CDN là gì?
CDN (Content Devilery Network) được tạm hiểu là một hệ thống máy chủ được đặt ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới và chứa những bản sao dữ liệu của nội dung website trong hệ thống và khi người dùng truy cập vào thì các bản sao đó nằm tại một máy chủ gần với người dùng nhất sẽ được thay thế với dữ liệu nội dung gốc của website. Giả sử như máy chủ website bạn ở Châu Âu nhưng khi một người dùng ở Việt Nam truy cập vào thì những dữ liệu mà người dùng nhận được là bản sao của máy chủ gốc được lưu trữ tại những máy chủ trong hệ thống CDN ở khu vực Đông Nam Á hoặc nơi gần người dùng nhất.
Lợi ích của CDN đối với người dùng và website
- Tiết kiệm băng thông đáng kể đối với các dữ liệu tĩnh (hình ảnh, css, javascript).
- Tăng tốc độ truy cập website đáng kể cho dù máy chủ của bạn có nằm ở châu nào đi chăng nữa, nhưng máy chủ ở Sao Hỏa thì chịu :D
- Giảm thiểu tình trạng quá tải cho website
Những đối tượng nào cần dùng CDN
- Website có lượng truy cập lớn. Sử dụng CDN sẽ tiết kiệm hơn là dùng VPS cho các website tầm trung.
- Website chứa nhiều nội dung tĩnh (hình ảnh, css, javascript).
- Máy chủ gốc đặt ở xa đối tượng người dùng.
Vừa qua, trang cung cấp CDN nổi tiếng MaxCDN vừa ra mắt một chương trình khuyến mại dành riêng cho tháng 8/2012 đó là sở hữu tài khoản 1 năm với 1TB lưu lượng băng thông chỉ với 1$ nhằm tạo điều kiện cho một số cá nhân muốn trải nghiệm công nghệ CDN của hãng này. Nhưng điều đặc biệt hơn đó là sau khi bạn đăng ký tài khoản 1$ thì bạn có thể sẽ được trả lại 1$ nếu bạn liên hệ với họ qua email cần đòi lại 1$ :oh: .
Và còn 1 điều cần lưu ý nữa đó là 1TB của bạn không phải được sử dụng mỗi tháng mà là 1TB sử dụng trong suốt 1 năm, còn nếu bạn muốn cấp thêm 1TB mỗi tháng thì cần chi trả khoảng 70$ trong một năm.
Vậy thì nếu bạn có tài khoản PayPal hoặc Credits Card, còn chần chờ gì nữa mà không thử công nghệ CDN chỉ với 1$. Các bạn có thể đăng ký tại đây và thanh toán. Hãy nhah chân lên vì chương trình này chỉ áp dụng trong tháng 8 này mà thôi.
Thạch Phạm Blog cũng đã vừa mới đăng ký 1 tài khoản dùng thử và có một số đánh giá sau đây:
- Tốc độ website cải thiện đáng kể nhờ các file css, hình ảnh và javascript đã được lưu về máy chủ CDN. Nhờ đó mà băng thông cũng được tiết kiệm hơn.
- Bộ phận hỗ trợ khách hàng làm việc rất chuyên nghiệp, nhanh chóng và tận tình. Mình gửi yêu cầu hỗ trợ thì khoảng 5 phút sau là có hồi âm chi tiết nhất, cho dù bạn là khách hàng miễn phí hay trả phí.
- Coltrol Panel trực quan, dễ sử dụng, dễ cấu hình.
Hướng dẫn sử dụng cơ bản
Đầu tiên các bạn vào trang Coltrol Panel, tại phần Manager Zones các bạn chọn Create Pull Zone
Sau đó các bạn điền thông số như sau:
Pull Zone Name: Đặt tên cho 1 Zone CDN. Không được có khoảng trắng hay ký tự đặc biệt.
Origin Server URL: Địa chỉ website của bạn
Custom CDN Domain: Tên miền tượng trưng để truy cập vào các dữ liệu đã được sao chép. Nếu bạn không thể chỉnh sửa record trong domain thì cứ để trống, không sao.
Label: để trống
Compression: Nén các thành phần tĩnh của website như html, css, js, xml..v.v..
Sau đó các bạn ấn Create để hoàn thành.
Sau khi có thông báo tạo Zone thành công màu xanh lá cây thì bạn tiến hành trở lại Summary trong Manager Zones, chọn View Pull Zones và ấn vào nút manager để xem và chỉnh sửa các thông số. Sau khi các bạn vào phần manager thì sẽ thấy các thông số cơ bản sau:
Temporary URL là liên kết dẫn đến trang web đã được sao lưu của bạn. Bạn có thể truy cập vào để xem kết quả. Origin URL là địa chỉ website gốc.
Tạo Sub-domain cho CDN Zone
Vào trang quản lý domain, tạo một record CNAME với, đặt sub-domain bất kỳ mà bạn thích, tại phần giá trị thì các bạn điền Temporary URL của bạn vào.
Sau đó lưu lại và thử truy cập vào sub-domain bạn mới tạo xem có hiển thị website gốc của bạn hay không.
Tích hợp vào WordPress
Muốn dùng đc CDN trong WordPress bạn phải sử dụng một số plugin có hỗ trợ như W3 Total Cache, WP Super Cache, v.v..Nhưng ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn với WP Super Cache.
Vào Setting -> WP Super Cache và chọn thẻ CDN. Sau đó tích vào ô Enable CDN Support, đồng thời điền sub-domain CDN của bạn vừa tạo ở trên vào ô Off-site URL.
Nếu như các bạn không tạo sub-domain thì có thể điền Temporary URL vào ô Off-site URL cũng được. Ấn Save Change và tiến hành vào lại website nào. Muốn kiểm tra xem CDN có hoạt động hay không thì chỉ cần View Source website ra và nếu các đường dẫn đến các file hình ảnh, CSS, JS chuyển thành link CDN của bạn là thành công.
Chúc các bạn có những giây phút trải nghiệm thú vị với dịch vụ này.