Trang chủ WordpressThemes Wordpress Sự khác nhau giữa Starter Theme và Framework Theme

Sự khác nhau giữa Starter Theme và Framework Theme

bởi Thạch Phạm
4 bình luận 2,5K views

Tham gia nhóm hỗ trợ WordPress

Tham gia nhóm Hỗ trợ Server - Hosting & WordPress để cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề về WordPress, tối ưu máy chủ/server.

Tham gia ngay

Nếu bạn đã từng bỏ thời gian tìm những cách tự làm một giao diện WordPress thì chắc chắn đã có thể nghe qua hai thuật ngữ Starter ThemeFramework Theme, trong đó có lẽ Framework Theme là loại mà bạn được nghe nhiều nhất.

Vậy starter theme là cái gì, nó khác với framework là gì? Câu trả lời cũng là một trong vấn đề cơ bản nhất khi bạn muốn tự làm một theme cho riêng mình.

Điểm chung giữa Starter Theme và Framework Theme

  • Mặc dù khác nhau nhưng hai loại theme này có rất nhiều điểm chung, thành ra bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn nếu lần đầu tiên tiếp xúc.
  • Cả hai đều hỗ trợ bạn tự làm theme cho riêng mình.
  • Đa phần cả hai đều có giao diện rất xấu.
  • Cả hai đều có thể tạo ra child theme (100% theme đều có thể tạo child theme).

Đó là những cái giống nhau nhất, thế sự khác nhau giữa chúng nó là gì?

1. Starter Theme

Giao diện của một starter theme

Giao diện của một starter theme

Starter Theme là một theme để bạn dùng khi bắt đầu tự làm một theme WordPress. Loại theme này thường là không có nhiều CSS, có sẵn cấu trúc một theme bình thường và việc của bạn chỉ là viết thêm CSS hoặc tùy chỉnh lại các code bên trong theme nếu muốn.

Khuyến mãi Black Friday

Lý do chúng ta dùng Starter Theme là vì khi bạn tự làm một theme, bạn sẽ phải tạo và viết lại các file bắt buộc như header.php, index.php, single.php,….để tạo thành một cấu trúc theme hoàn chỉnh.

Tuy nhiên công đoạn đó thường mất nhiều thời gian mà chưa chắc đã hoạt động tốt do bạn sẽ dễ bị quên một số hàm hoặc hook cần thiết. Vì thế chúng ta mới có giải pháp dùng Starter Theme.

Quy trình làm việc với Starter Theme

Mở theme lên, soi code để hiểu cấu trúc HTML của giao diện và viết CSS lại theo ý của mình. Thêm thắt các function cần thiết nếu cần và dĩ nhiên là đổi tên theme của họ thành của mình.

Ưu điểm của Starter Theme

  • Dễ sử dụng, thích hợp cho người mới học làm theme. Nhưng cũng chỉ dành cho người biết code WordPress.
  • Tối ưu thời gian tự làm một theme hoàn toàn theo ý của mình.
  • Hoàn toàn miễn phí.

Nhược điểm

  • Không có sẵn các tính năng cần thiết.
  • Chỉ dành cho những người có sẵn các kiến thức cần thiết nếu muốn có theme đẹp.
  • Thường là không có hướng dẫn cụ thể, bạn phải tự làm dựa trên kiến thức về WordPress của mình.

Các Starter Theme tốt nhất

2. Framework Theme

Genesis Framework - Một framework theme phổ biến

Genesis Framework – Một framework theme trả phí phổ biến

Framework Theme là một loại theme được xây dựng lại theo một quy chuẩn riêng do nhà cung cấp định sẵn, quy chuẩn này bao gồm cách thức hoạt động, cấu trúc theme, cấu trúc code và có các action – filter hook được định sẵn.

Loại theme này thường có sẵn khá nhiều tính năng mà thậm chí người sử dụng không cần biết code cũng có thể tự làm một theme theo ý họ bằng việc vận dụng các tính năng đặc biệt có trong nó.

Lý do để sử dụng một theme framework thì nhiều lắm, đa phần nó đều dành cho những người không biết code lẫn coder chuyên nghiệp. Nhưng lý do sử dụng có thể khác nhau tùy theo các tính năng của framework đó, ví dụ như dùng Headway Framework để tự làm một theme mà không cần gõ code, hay dùng Genesis Framework để dễ dàng code và chuẩn SEO.

Cách thức làm việc với Framework Theme

Mỗi framework đều có một quy chuẩn riêng nên muốn làm việc được với nó thì hầu như bạn đều bắt buộc phải đọc các hướng dẫn do nhà cung cấp đưa ra. Sau đó, thường là ta sẽ tạo thêm một child theme và tiến hành chỉnh sửa dựa trên child theme đó.

Mỗi công đoạn làm việc trên framework bạn đều sẽ phải đi theo quy chuẩn của framework đó chứ không thoải mái như Starter Theme.

Ưu điểm

  • Được hỗ trợ từ phía nhà cung cấp, có đủ hướng dẫn sử dụng.
  • Có nhiều tính năng cần thiết hoặc tính năng nổi bật.
  • Trong vài trường hợp, nó sẽ dễ sử dụng hơn Starter Theme rất nhiều.
  • Nếu bạn dùng một framework nổi tiếng, bạn sẽ dễ tìm hướng dẫn ở các cộng đồng khác.

Nhược điểm

  • Chưa có Framework nào tốt mà lại miễn phí cả.
  • Cần có thời gian để hiểu cấu trúc của nó.
  • Khó mà làm được việc nếu không có sự hỗ trợ từ nhà cung cấp, nhưng bạn chỉ được hỗ trợ khi tự bỏ tiền ra mua framework đó.
  • Có vài framework đặc biệt tới nỗi nó sẽ không hoạt động được trên một số plugin.
  • Phải làm việc theo quy chuẩn của framework.

Framework Theme tốt nhất

Tôi nên dùng loại theme nào đây?

Tùy vào mục đích mà bạn sẽ nên dùng Starter Theme hay Framework Theme vì không loại theme nào tốt ưu hơn bằng cách sử dụng nó đúng mục đích. Theo kinh nghiệm của mình thì chúng ta sẽ có các trường hợp sử dụng sau đây:

Khi nào nên dùng Starter Theme?

  • Khi bạn cần một theme để thực hành tự làm theme nhanh chóng.
  • Khi bạn cần đọc hiểu code của WordPress và chức năng của nó.
  • Khi bạn muốn triển khai một giao diện dành riêng cho mình nhưng không có nhiều thời gian.

Khi nào nên dùng Framework Theme?

  • Khi bạn cần một bộ công cụ hoàn hảo có sẵn trong theme để tự làm theme.
  • Khi bạn là một chuyên gia WordPress và có thể xử lý thông qua code.
  • Khi bạn muốn nhận được hỗ trợ tốt nhất về theme mình đang dùng.
  • Khi bạn cần bảo mật, chuẩn SEO.

Lời kết

Bạn thấy đó, để tự làm một theme WordPress không nhất thiết phải tự viết code từ đầu tới cuối mà chỉ cần sử dụng hai giải pháp ở trên cũng đủ để giúp bạn có được theme hoàn chỉnh mà lại tiết kiệm thời gian.

Dùng Framework hay Starter gì cũng đều giúp bạn có theme tốt, do đó hãy cân nhắc lựa chọn giải pháp thích hợp nhất với bạn và quan trọng là dễ dàng nâng cấp về sau.

Đánh giá nội dung này
4 bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hiện tại blog tạm đóng bình luận vì mình cần tập trung thời gian vào cập nhật bài viết. Bình luận sẽ mở ra cho đến khi mình sẵn sàng.